Các khóa học đã đăng ký

Cấp cứu hàng loạt – Có những nguyên tắc nào| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Cấp cứu hàng loạt là phương pháp cấp cứu nhiều nạn nhân cùng một lúc ở ngay tại hiện trường. Quá trình cấp cứu phải đòi hỏi rất khẩn trương và theo đúng trình tự mới có thể cứu được tính mạng nạn nhân, đặc biệt việc phân loại, phối hợp thực hiện sơ cứu cần tiến hành sớm. 

cap-cuu-hang-loat-wellbeing

1.Cấp cứu hàng loạt có những nguyên tắc nào ?

Quá trình cấp cứu phân loại nạn nhân tại hiện trường bao gồm việc ổn định hiện trường và thực hiện đánh giá, phân loại ban đầu. 

1.1.Ổn định hiện trường

  • Khi đến hiện trường việc đầu tiên là thông báo kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài và xung quanh, nhất là trường hợp đi cấp cứu một mình, phương tiện cấp cứu hạn chế, ở nơi xa trung tâm 

  • Phân công công việc cho từng người trong nhóm, để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả việc cấp cứu nạn nhân 

  • Nhanh chóng kiểm tra tại hiện trường để loại bỏ các nguy cơ có thể gây tổn thương thêm nạn nhân và ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu, ví dụ như chất độc, cháy nổ, đường điện, khói... 

  • Đánh giá nhanh mức độ thương tích: phương tiện gây tai nạn, số phương tiện, số nạn nhân... 

1.2.Phân loại nạn nhân cấp cứu

  • Cần đánh giá nhanh tình trạng nạn nhân (đánh giá ban đầu) để có thái độ xử trí cấp cứu ngay. Lưu ý đây là khoảng thời gian vàng (thường không quá 10 phút), nếu không sẽ không có cơ hội cứu sống nạn nhân. 

  • Đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường gây tai nạn một cách nhanh chóng nhưng an toàn và luôn đảm bảo các chức năng sống. Tốt nhất nên để bệnh nhân nơi bằng phẳng thoáng mát để có thể thực hiện động tác sơ cứu ban đầu. 

2.Những lưu ý khi tiến hành cấp cứu hàng loạt

2.1.Thực hiện phân loại nạn nhân để tiến hành cấp cứu với nguyên tắc

“Cấp cứu được càng nhiều nạn nhân càng tốt, có thể phải chấp nhận trì hoãn hoặc bỏ qua các trường hợp nặng không có khả năng cứu sống để tập trung cấp cứu cho nhiều nạn nhân khác”. Mỗi nạn nhân chỉ đánh giá phân loại trong 30 đến 60 giây là tối đa nếu có nhiều nạn nhân cần cấp cứu. 

2.2.Nên có bảng chỉ thị màu để phân loại nạn nhân

cap-cuu-hang-loat-wellbeing

♦ Màu đỏ (nạn nhân nặng, cần cấp cứu ngay) bao gồm các dấu hiệu: rối loạn chức năng sống, nguy cơ tử vong cao, cần cấp cứu sớm trước 6h, nên chuyển ngay vào khu cấp cứu nặng 

♦ Màu vàng (nạn nhân trung bình) bao gồm các dấu hiệu: chấn thương nhưng không có rối loạn chức năng sống, không có nguy cơ tử vong sớm chuyển vào khu cấp cứu nhẹ. 

♦ Màu xanh (nạn nhân nhẹ) khi nạn nhân không có tổn thương đáng kể, trấn an tinh thần, cung cấp đồ ăn uống, chăn áo ấm, đưa vào khu nạn nhân nhẹ 

♦ Màu đen (nạn nhân đã tử vong) thì không cần cấp cứu nữa, tập trùn vào khu riêng, bảo toàn thi thể, che đậy và có dấu hiệu nhận dạng 

2.3.Sau khi phân loại bệnh nhân xong cần cấp cứu theo từng loại nạn nhân

  • Nạn nhân nặng: Sau khi đặt tư thế, đường thở thông thoáng nhưng thở nhanh trên 30l/phút, không sờ thấy mạch quay, không làm theo lệnh, bao gồm cả nạn nhân trẻ em dưới 12 tháng tuổi. 

  • Nạn nhân trung bình: Đường thở thông thoáng, nhịp thở dưới 30l/phút, sờ được mạch ngoại vi, làm theo được lệnh cơ bản, bao gồm những nạn nhân có rối loại hô hấp, khó thở đau ngực, chấn thương ngực, nạn nhân có rối loạn ý thức, chấn thương vùng đầu 

  • Nạn nhân nhẹ: những nạn nhân này chỉ cần xử trí tại chỗ, nạn nhân có thể giao tiếp và đi lại được sẽ được hưỡng dẫn tập trung vào khu cấp cứu theo yêu cầu 

  • Nạn nhân tử vong: các nạn nhân này hoàn toàn ngừng thở. Màu đen chỉ thị cho các nạn nhân đang hấp hối, nạn nhân bị chấn thương sọ não nặng, hôn mê sâu không còn khả năng cấp cứu 

2.4.Thực hiện đánh giá nạn nhân thì đầu và xử trí cấp cứu theo nguyên tắc DRSCAB

  •  D - Danger: Phát hiện nguy hiểm đối với Cấp cứu viên, nạn nhân và người xung quanh

  •  R - Response: Kiểm tra phản ứng của nạn nhân
    Kiểm tra tình trạng tri giác: Chân tay, mắt, mũi…

  • S - Send: Gọi hỗ trợ 

  • C - Circulation - Tuần hoàn

  • A - Airways: Kiểm tra đường thở
    - Dị vật, đờm dãi,
    - Vị trí lưỡi:Có tụt lưỡi ra sau không?-> Ảnh hưởng đến đường thở

  • B - Breathing: Kiểm tra và hỗ trợ hô hấp
    - Quan sát và kiểm tra nạn nhân có còn thở không
    - Thổi ngạt hoặc bóp bóng

        Trên đây là những nội dung cơ bản của nguyên tắc cấp cứu hàng loạt. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những nội dung thiết thực và ý nghĩa.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

 DRSCAB - Nguyên tắc sơ cấp cứu bạn bắt buộc phải nhớ

Chấn thương do tai nạn ô tô – Có mấy loại?


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay