Các khóa học đã đăng ký

BẠN ĐÃ NHẬN DIỆN ĐƯỢC CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN SƠ CẤP CỨU KHẨN CẤP CHƯA? | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Sơ cấp cứu là hành động cần thiết để giảm thiểu chấn thương và tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân trong một trường hợp khẩn cấp có tổn thương về cơ thể và sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận diện được những dấu hiệu cần sơ cấp cứu, dẫn đến chậm trễ trong hành động, khiến nạn nhân có nguy cơ tử vong hoặc chấn thương cao hơn.

wellbeing-so-cap-cuu

Nhận diện các trường hợp cần sơ cấp cứu để làm gì?

Phát hiện ra một trường hợp khẩn cấp cần gọi 115 hay cần đưa đến trung tâm sơ cứu khẩn cấp có thể rất khó khăn với nhiều người. Nạn nhân thường có tâm lý ngại hoặc sợ gọi, do họ có thể nghĩ rằng tình trạng của mình không quá nghiêm trọng để có thể “làm phiền” các nhân viên y tế. Đừng lo, bạn không làm phiền ai cả. Nhân viên và kỹ thuật viên y tế khẩn cấp có nhiệm vụ tiếp nhận và ứng phó với các trường hợp y tế khẩn cấp, và các trường hợp cần sơ cấp cứu khẩn cấp này thường được xác định bởi bệnh nhân.

Khi bạn đang lưỡng lự không biết có nên gọi cấp cứu hay có nên đến trung tâm y tế hay không, hãy nhớ câu “cẩn tắc vô áy náy” – cẩn thận vẫn hơn. Khi bạn không chắc chắn về tình trạng của mình hoặc của nạn nhân bên cạnh, tốt nhất là hãy tìm đến sự trợ giúp của nhân viên y tế chuyên nghiệp.

Việc có một danh sách các điều kiện để gọi cấp cứu là tốt, nhưng tốt hơn hết là bạn nên biết cách nhận diện một trường hợp khẩn cấp bất kể nạn nhân nói gì về tình trạng của họ.

Dấu hiệu nhận diện các trường hợp khẩn cấp

1. Triệu chứng não bị tổn thương

wellbeing-so-cap-cuu

Các tác động gây ra sự thay đổi chức năng não bộ luôn luôn cần được xem xét là một trường hợp khẩn cấp. Nếu não có vấn đề hoặc không hoạt động, mọi cơ quan khác sau cùng đều sẽ sụp đổ.

Những than phiền của nạn nhân có thể chỉ ra các vấn đề não bộ đột ngột như:

  • Cảm thấy yếu

  • Cảm thấy tê

  • Mất thị lực ở một hoặc cả 2 bên

  • Chóng mặt

  • Hoang mang

  • Nói chuyện khó khăn

  • Đau đầu liên miên

  • Mất ý thức (ngất)

  • Co giật

2. Vấn đề hô hấp

Khi tập luyện, chúng ta có thể cảm thấy hơi khó thở, nhưng nếu cảm giác đó xuất hiện không vì lí do gì, đó là một dấu hiệu cần lo lắng. Đôi khi, nạn nhân không nhận ra các vấn đề hô hấp khẩn cấp. Ví dụ, hóc dị vật thường không được gọi cấp cứu hoặc sơ cấp cứu đúng cách ngay lập tức. Không may là khi một nạn nhân bị hóc dị vật trở nên bất tỉnh, trong đường máu chỉ còn lại rất ít khí oxy.

Có rất nhiều lí do khác dẫn đến tình trạng khó thở. Đau tim, viêm phổi, khí phế thũng, hen suyễn và tràn khí màng phổi có thể là các nguyên nhân. Dị ứng cũng có thể gây ra khó thở hoặc khó nuốt và có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ - là một tình huống khẩn cấp nghiêm trọng.

3. Các vấn đề về tim

wellbeing-so-cap-cuu

Nạn nhân bị đau tim có thể cảm thấy như mình bị khó tiêu hoặc đang có một cơn đau tồi tệ. Nạn nhân gặp vấn đề về tim có thể không cảm thấy đau, chỉ là tim yếu đi, điều này dẫn đến khó thở hoặc yếu ớt, nạn nhân cũng có thể ngất đi. Nếu bạn thấy đau ở ngực, nhất là khi bạn không thể làm gì để làm giảm tình trạng đó (nghỉ ngơi, thay đổi vị trí, di chuyển v.v), đó là lúc cần gọi cấp cứu hoặc ngay lập tức đến trung tâm cấp cứu.

Thông thường, phụ nữ không có các triệu chứng đau tim như đàn ông. Trong một số trường hợp, phụ nữ còn không cảm thấy đau ngực.

4. Chảy máu nghiêm trọng

wellbeing-so-cap-cuu

Chảy máu một chút thì không phải vấn đề lớn, nhưng máu phun thành tia thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tin vui là việc sơ cấp cứu cầm máu không phải là quá khó. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước sơ cấp cứu cầm máu theo các bước cụ thể.

Nếu tạo áp lực không đủ để cầm máu, làm các bước còn lại trong khi gọi cấp cứu. Chỉ sử dụng garo khi không còn lựa chọn nào khác. Nếu chảy máu nghiêm trọng đến mức có thể làm người bệnh cảm thấy buồn ngủ hoặc yếu đi, hãy sẵn sàng sơ cấp cứu sốc và gọi 115 nhanh nhất có thể.

5. Khi có nghi ngờ, hãy gọi trợ giúp

wellbeing-so-cap-cuu

Một số trường hợp khẩn cấp khá phổ biến và dễ gặp, ví dụ như tai nạn giao thông. Một số trường hợp khẩn cấp khác thì khó thấy hơn. Không có cách nào có thể bao hàm hết các trường hợp có thể xảy rảy ra. Đó là lí do vì sao các nhân viên y tế không mong đợi nạn nhân luôn luôn nhận biết và phân loại đúng các trường hợp khẩn cấp và không khẩn cấp.

Rất nhiều dấu hiệu tưởng chừng như vô hại nhưng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng sống nếu như không được sơ cấp cứu đúng cách, và một số tình huống có vẻ nghiêm trọng nhưng thực ra lại có thể xử lý đơn giản. Nếu bạn nghĩ rằng bản thân mình hoặc có ai đó đang gặp vấn đề khẩn cấp, đừng ngần ngại gọi cấp cứu hoặc di chuyển nhanh chóng đến phòng cấp cứu.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay