Xử trí đau tai và đau răng - giống và khác nhau thế nào? (P1)| Wellbeing
BS Lưu Thị Minh Trang – Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing
Đau tai và đau răng là hai triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, gây cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày rất nhiều. Triệu chứng bệnh này chắc chắn ai cũng đã từng trải qua tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử trí đúng khi gặp phải: làm thế nào để giảm đau nhanh nhất, khi nào cần đến sự hỗ trợ y tế,…? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc náy thông qua bài viết dưới đây.
1. Tổng hợp những kiến thức cơ bản về tai và răng:
1.1. Cấu trúc giải phẫu tai:
Tai gồm 3 phần: tài ngoài, tai giữa và tai trong
Tai ngoài, gồm:
+ Vành tai: có khung sụn, khung này có các nếp lồi lóm tạo thành các gờ và hõm
+ Ống tai ngoài: bắt đầu từ lỗ tai vào đến màng nhĩ (màng nhĩ là cấu trúc ngăn cách tai ngoài và tai giữa). Lớp da bao bên trong ống tai có nhiều tuyến tiết nhầy
Tai giữa, gồm:
+ Hòm nhĩ: như một chiếc hộp bên trong có 3 xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp, có tác dụng dẫn truyền âm thanh tiếp nhận từ màng nhĩ vào tai trong để phân tích.
+ Vòi tai: một cấu trúc quan trong nằm ở tai giữa, giống như 1 đường ống thông thương từ mũi đến tai giữa (luôn đóng ở phía mũi, chỉ mở khi có sự co cơ bao hàm hầu, thực hiện bằng động tác nuốt), có nhiệm vụ cân bằng áp suất ở tai giữa với áp suất của tai ngoài đều bằng áp suất khí quyển, giữ cho màng nhĩ luôn căng. Lưu ý: vòi tai ở trẻ em thì luôn mở nên các bệnh viêm mũi có thể là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở lứa tuổi này.
Tai trong: nằm hoàn toàn trong xương sọ, gồm:
+ Ốc tai: giống hình con ốc xoắn 2 vòng rưỡi, bên trong có thành phần gọi là cơ quan Corti – có chức năng cảm nhận âm thanh dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác về não để xử lý.
+ Ống bán khuyên (tiền đình): làm nhiệm vụ cảm nhận và định vị vị trí trong không gian.
=> Tai có 2 chức năng chính là: nghe và thăng bằng
1.2. Các nguyên nhân gây triệu chứng đau tai:
Đau tai có thể gây ra bởi viêm tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong, và thường do nhiễm trùng đi kèm với cảm lạnh, viêm a-mi-đan hoặc cúm (vi khuẩn lây lan lên tai qua đường vòi tai)
Đau tai cũng có thể được gây ra bởi nhọt, dị vật mắc kẹt trong ống tai ngoài.
Thậm chí, đau lan từ áp xe răng do vi khuẩn lây lan theo đường vòi tai
Đau tai sinh lý cũng thường xảy ra khi đi máy bay do sự thay đổi áp suất không khí trong quá trình lên cao và xuống thấp. Muốn hết đau đơn giản bạn chỉ cần nuốt nước bọt liên tục.
Lưu ý:
+ Đau tai có thể gây mất thính lực tạm thời
+ Nhiễm trùng có thể làm cho mủ đọng lại ở tai giữa và màng nhĩ có thể thủng, cho phép mủ thoát ra, làm giảm đau tạm thời.
1.3. Giải phẫu răng – các cấu trúc cơ bản nhất:
Bộ răng vĩnh viễn gồm 28 – 34 răng
Cấu tạo ngoài, gồm 3 phần chính:
+ Thân răng: phần nhìn thấy trên cung hàm
+ Cổ răng: đường cong chiết hẹp lại, là ranh giới của thân răng với chân răng
+ Chân răng: phần nằm trong xương hàm
Cấu tạo trong, gồm các thành phần sau:
+ Men răng: bao bọc thân răng, nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn nhưng cứng
+ Ngà răng: nằm trong lớp men, màu vàng ngà, bao bọc buồng tủy
+ Tủy răng: gồm các mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết có nhiệm vụ nuôi dưỡng và cảm giác của răng
1.4. Nguyên nhân gây đau răng:
Chủ yếu đau răng là do tủy răng bị viêm khi sâu răng lâu ngày, ăn vào đến lớp tủy răng
Ngoài ra có thể đau do nướu bị tụt, để lộ cổ răng, từ đây các tác nhân lạnh, nóng có thể ảnh hưởng trực tiếp vào tủy răng gây đau
Hoặc có thể do chấn thương
Lưu ý:
+ Nếu không điều trị, tủy bị nhiễm trùng, dẫn đến áp xe, gây đau nhói.
+ Nhiễm trùng có thể gây sưng xung quanh răng hoặc sưng các hạch góc hàm, nguy hiểm hơn, có thể ăn vào đến tận xương.
1. Nhắc lại kiến thức đại cương về tai và răng:
1.1. Tai:
Tai gồm 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong
Chức năng chính của tai là nghe và thăng bằng
Các nguyên nhân có thể dấn đến đau tai:
+ Viêm tai, gồm cả 3 thành phần tai ngoài, tai giữa, tai trong.
+ Thường đi bị sau khi bị đau họng, viêm a-mi-đan, cảm cúm, cảm lạnh,… do có cấu trúc thông thương từ mũi đến tai giữa có thể đưa các nguyên gây bệnh lên tai.
+ Có thể gặp do chấn thương, dị vật ở ống tai ngoài, các nốt nhọt, khối u,…
+ Đau tai sinh lý gặp khi thay đổi áp suất đột ngột khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, thậm chí có thể gặp khi đi thang máy quá nhanh từ thấp lên cao.
Lưu ý:
+ Đau tai có thể gây mất thính lực tạm thời
+ Nhiễm trùng có thể làm cho mủ đọng lại ở tai giữa và màng nhĩ có thể thủng, cho phép mủ thoát ra, làm giảm đau tạm thời.
1.2. Răng:
Cấu trúc ngoài của răng gồm: thân răng, cổ răng và chân răng
Cấu trúc trong gồm các thành phần: men răng, ngà răng, tủy răng.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến đau tai:
+ Do tủy răng bị viêm khi sâu răng lâu ngày, ăn vào đến lớp tủy răng
+ Do nướu bị tụt, để lộ cổ răng, từ đây các tác nhân lạnh, nóng có thể ảnh hưởng trực tiếp vào tủy răng gây đau
+ Do chấn thương
Lưu ý:
+ Nếu không điều trị, tủy bị nhiễm trùng, dẫn đến áp xe, gây đau nhói.
+ Nhiễm trùng có thể gây sưng xung quanh răng hoặc sưng các hạch góc hàm, nguy hiểm hơn, có thể ăn vào đến tận xương.
2. Xử trí đau tai và đau răng thế nào cho hiệu quả:
2.1. Mục tiêu của bạn:
Giảm đau
Gọi trợ giúp y tế hoặc từ nha sĩ nếu cần thiết
2.2. Các bước xử trí:
Bước 1:
+ Người lớn có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol thuốc viên hoặc thuốc giảm đau của riêng họ.
+ Trẻ em có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng si-rô (không dùng aspirin).
Bước 2:
Đưa cho nạn nhân một nguồn tạo nhiệt, như một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn, để chườm lên phía bị ảnh hưởng.
Bước 3:
Thêm vào đó với đau răng, bạn có thể ngâm một miếng bông gòn vào dầu đinh hương (đinh hương là 1 loại thực vật, có chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm, có tên gọi như vậy vì hình dáng của chồi hoa trông khá giống với cái đinh nhỏ) để đắp lên những răng bị ảnh hưởng.
Bước 4:
Khuyên nạn nhân tìm kiếm tư vấn y tế nếu bạn lo lắng, đặc biệt nếu nạn nhân là trẻ em. Nếu nạn nhân bị đau răng, khuyên họ đi gặp nha sĩ.
Cảnh báo:
Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi hoặc người bị dị ứng
Nếu có mủ chảy ra từ tai, sốt hoặc khả năng nghe giảm, cần gọi trợ giúp y tế.