ĐAU BỤNG KINH CẢM GIÁC THẾ NÀO? | WELLBEING
Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Kinh nguyệt là một hiện tượng bình thường của cơ thể phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Nếu chỉ là việc mất vài chục ml máu hàng tháng thì có lẽ đối với một số cô gái, những ngày hành kinh đã không trở nên khổ sở như thế. Kinh nguyệt đến đi kèm với một loạt những triệu chứng khác, trong đó có đau bụng kinh. Và những người không phải phụ nữ thì luôn tự hỏi: rốt cuộc đau bụng kinh là cảm giác thế nào?
Tại sao lại có đau bụng kinh?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, các chất giống như hormone được gọi là prostaglandin kích hoạt tử cung co bóp. Điều này giúp cơ thể đào thải lớp niêm mạc tử cung đã bị bong ra ngoài cơ thể. Điều này có thể gây đau đớn hoặc không thoải mái, và đó là triệu chứng chúng ta thường gọi là đau bụng kinh.
Đau bụng kinh cũng có thể được gây ra bởi:
lạc nội mạc tử cung
u xơ
bệnh lây truyền qua đường tình dục
hẹp cổ tử cung
Đau bụng kinh có cảm giác thế nào?
Đau bụng kinh có thể khác nhau về cường độ và thời gian ở mỗi người. Chúng thường thay đổi trong suốt chu kỳ, với sự đau đớn hoặc khó chịu giảm dần sau vài ngày đầu tiên. Điều này là do mức độ của prostaglandins bị giảm khi niêm mạc tử cung bị bong ra và prostaglandin trong niêm mạc bị đào thải khỏi cơ thể bạn.
Thông thường, mọi người sẽ bị đau ở bụng dưới hoặc lưng. Nhưng một số sẽ chỉ cảm thấy đau ở lưng dưới. Một số người còn bị đau ở đùi trên
Tử cung được cấu tạo từ các cơ trơn. Khi nó co lại và giãn ra trong lúc hành kinh, bạn có thể cảm thấy:
Cảm giác như có gì đó chọc vào bụng
Đau hoặc thắt chặt tương tự như một cơn đau khi bị chuột rút cơ bắp
Cùng với chứng đau bụng kinh, một số phụ nữ cũng trải qua:
tiêu chảy hoặc đi tiêu lỏng
táo bón
buồn nôn
đầy hơi
nôn
đau đầu
Đau bụng kinh có thể không thoải mái hoặc thậm chí đau đớn, nhưng chúng không nên là nguyên nhân cản trở các hoạt động của bạn ở nhà hoặc đi làm. Mức độ đau hoặc khó chịu đó không phải là điển hình, và đó là khi bạn nên đi gặp bác sĩ.
Nên đi gặp bác sĩ khi nào?
Một số cơn đau bụng kinh trong thời gian hành kinh của bạn là bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên đi gặp bác sĩ nếu:
Đau bụng kinh can thiệp vào cuộc sống hoặc các hoạt động hàng ngày của bạn
Tình trạng đau bụng kinh của bạn trở nên tồi tệ hơn sau vài ngày đầu của kỳ kinh nguyệt
Bạn ở độ tuổi trên 25 và đột nhiên bị đau bụng kinh, hoặc cơn đau của bạn có vẻ đau hơn bình thường
Bác sĩ của bạn có thể sẽ làm một bài kiểm tra vùng chậu để xem liệu có bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào gây ra đau bụng hay không. Bạn cũng nên gọi bác sĩ nếu bạn bị đau bụng giống như đau bụng kinh vào những thời điểm khác ngoài thời gian hành kinh.
Bạn có thể thử các biện pháp sau đây để giảm bớt cơn đau:
Tập thể dục nhẹ nhàng
Sử dụng túi chườm ấm lên vùng bụng
Thư giãn và nghỉ ngơi
Sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprophen hoặc alaxan. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc.
Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp và thường biến mất sau 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ. Nếu các cơn đau cản trở công việc của bạn, hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy đi gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bất thường khác.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây