Các khóa học đã đăng ký

12 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH (P1) | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Hiện nay, tình hình dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp. Ngoài những biện pháp như sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên hay hạn chế ra nơi đông người, việc tăng cường hệ miễn dịch của mỗi người cũng rất quan trọng để có thể chống lại dịch bệnh. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch nên có trong thực đơn hàng ngày.

Trái cây có múi

wellbeing-so-cap-cuu

Nhiều người lựa chọn bổ sung vitamin C sau khi họ bị cảm lạnh, đó là vì vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch củ cơ thể. Vitamin C được cho rằng sẽ giúp tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu. Đó chính là chìa khóa để tránh nhiễm trùng.

Các loại trái cây có múi có thể kể đến là:

  • Bưởi

  • Cam

  • Quýt

  • Chanh vàng

  • Chanh

Bởi vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất hay dự trữ vitamin, chúng ta sẽ cần bổ sung các nguồn vitamin C từ bên ngoài để tiếp tục sống khỏe mạnh. Hầu hết tất cả các loại quả có múi đều rất giàu vitamin C. Với sự đa dạng về số lượng và chủng loại, sẽ rất dễ để lựa chọn bổ sung vitamin C từ các loại quả này vào bất cứ bữa ăn nào trong ngày.

Ớt chuông đỏ

wellbeing-so-cap-cuu

Nếu bạn nghĩ rằng các loại trái cây có múi chứa nhiềm hàm lượng vitamin C nhất, bạn có thể cần phải cân nhắc. Cùng một lượng như nhau, ớt chuông đỏ chứa gấp đôi lượng vitamin C so với các loại quả có múi. Ớt chuông đỏ cũng rất giàu beta-carotene, một tiền chất của vitamin A. Bên cạnh việc tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C giúp bạn duy trì một làn da khỏe mạnh và đẹp. Trong khi đó, beta carotene giúp cho đôi mắt và da của chúng ta khỏe mạnh.

Bông cải xanh

wellbeing-so-cap-cuu

Bông cải xanh là một loại thực phẩm cực kì giàu vitamin và khoáng chất. Chứa rất nhiều vitamin A, C, E cũng như rất nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh và bổ dưỡng nhất bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Bí quyết để giữ lại các dưỡng chất được nhiều nhất chính là chế biến loại rau này càng đơn giản càng tốt.

Tỏi

wellbeing-so-cap-cuu

Tỏi được tìm thấy trong hầu hết các món ăn và nền ẩm thực trên thế giới. Gia vị này thêm hương vị rất hấp dẫn cho món ăn và là một thực phẩm không thể thiếu để bồi bổ sức khỏe. Các nền văn minh sớm đã nhận ra giá trị của tỏi trong việc chống lại nhiễm trùng. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc Gia của Hoa Kỳ, tỏi cũng có thể giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Các đặc tính tăng cường miễn dịch của tỏi dường như đến từ nồng độ nặng các hợp chất chứa lưu huỳnh, chẳng hạn như allicin.

Gừng

wellbeing-so-cap-cuu

Gừng cũng là một loại thực phẩm rất nhiều người tìm đến để sử dụng sau khi bị ốm. Gừng có thể giúp giảm viêm, từ đó giảm đau họng, viêm họng và các triệu chứng liên quan đến viêm khác. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn.

Gừng được sử dụng trong rất nhiều món tráng miệng ngọt, và nó mang lại hơi ấm dưới dạng gingerol – một chất chống oxy hóa và viêm mạnh mẽ, họ hàng của capsaicin. Gừng có thể giúp giảm đau mãn tính và có thể sở hữu các đặc tính làm giảm cholesterol, theo nguồn tin nghiên cứu gần đây.

Rau bina

wellbeing-so-cap-cuu

Rau bina xuất hiện trong danh sách này không chỉ vì laoij rau này giàu vitamin C mà còn giàu các chất chống lão hóa và beta carotene, thứ có thể kích hoạt và tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ miễn dịch. Giống như rau cải xanh, rau bina là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhất khi được chế biến càng đơn giản càng tốt để lưu giữ lại các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chế biến đơn giản sẽ làm tăng vitamin A và cho phép các cất dinh dưỡng khác được giải phóng khỏi axit oxalic

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay