Các khóa học đã đăng ký

Xử trí Sốt cao co giật ở trẻ em| Wellbeing

Bài viết được viết bởi BS Nguyễn Thị Hoa | Chuyên viên dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Co giật ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là do sốt cao. Sốt cao co giật ở trẻ rất nguy hiểm, nếu như bố mẹ không xử trí đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới não của trẻ và gây ra các biến chứng về sau.Vậy nếu không may trẻ bị co giật, cha mẹ nên xử lý như thế nào để giữ an toàn cho trẻ? 

  1. Sốt cao co giật ở trẻ em là gì?

Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường 37oC (98.6oF) liên tục được gọi là sốt.

Nó thường gây ra bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút, và có thể kèm theo đau tai, đau họng, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm màng não) hoặc một nhiễm trùng khu trú, như một ổ áp xe. Sự nhiễm trùng có thể mắc phải trong khi du lịch nước ngoài.

Ở trẻ nhỏ nhiệt độ trên 39oC (102.2oF) có thể nguy hiểm và gây ra co giật.

Nếu bạn có bất kì nghi ngờ nào về tình trạng của nạn nhân, hãy tìm kiếm tư vấn y tế.

2. Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu nhận biết một cơn co giật ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt cao co giật

 Thân nhiệt tăng trên 37oC (98.6oF)

 Vẻ tái nhợt – nạn nhân có thể cảm thấy lạnh kèm theo nổi da gà, răng run lập cập

Sau đó:

 Da nóng, đỏ bừng và vã mồ hôi

 Đau đầu

 Đau và mỏi mơ hồ

Có 2 thể co giật do sốt: Loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật thể phức tạp

Trường hợp cảnh báo:

 Nếu bạn lo lắng về tình trạng nạn nhân, tìm kiếm tư vấn y tế.

 Không cởi bỏ hết hoặc mặc quá nhiều cho trẻ bị sốt; không được lau rửa trẻ để hạ nhiệt vì có nguy cơ nhiễm lạnh.

 Không cho người dưới 16 tuổi dùng aspirin.

3.Các bước xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

Mục tiêu của việc cần xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

 Giảm sốt

 Tiếp cận trợ giúp y tế nếu cần thiết

5 bước cơ bản xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

1_Đặt trẻ nằm xuống nơi bằng phẳng ( giường..), đủ thoáng mát,  tránh các vật cứng, vật sắc nhọn xung quanh

 Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên. Việc này để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp gây nguy hiểm.

 Nới lỏng quần áo hoặc cởi bớt cho trẻ

 Tuyệt đối không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ.

2_ Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ ( các vị trí đặc biệt như vùng bẹn, nách) lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.

3_ Nên dùng viên hạ sốt đặt vào hậu môn cho trẻ

Không nên dùng viên hạ sốt đường uống, do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Dùng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay dùng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.

4_Khi trẻ ngưng cơn co giật, đưa trẻ về tư thế an toàn ( lật trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) . Trong trường hợp nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.

5_ Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay