Các khóa học đã đăng ký

Trẻ bị tiêu chảy thì uống thuốc gì? Cách chăm sóc từ A đến Z

 

Tiêu chảy là một bệnh lý tiêu hoá phổ biến ở trẻ em gây lo lắng cho không ít các bậc phụ huynh. Trẻ bị tiêu chảy thường có các triệu chứng như sốt cao, đi ngoài nhiều lần, mất nước trầm trọng. Vậy nên khi điều trị cho trẻ, phụ huynh cần chú ý những gì khi cho em bé sử dụng thuốc để nhanh khỏi. Hãy cùng khám phá và trang bị kiến thức y tế cùng với đội ngũ bác sĩ của Wellbeing.

1. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường có nhiều triệu chứng đi kèm, phản ánh mức độ và tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé. Nhận biết sớm các dấu hiệu này là bước đầu tiên giúp phụ huynh xử lý kịp thời phòng ngừa các chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Dưới đây là những triệu chứng để bố mẹ có thể nhận biết được.

Trẻ bị sốt và tiêu chảy cùng 1 lúc

Sốt là một trong những hiện tượng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt khi nguyên nhân của bệnh đến từ việc em bé bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Trẻ bị sốt và tiêu chảy không chỉ là phản ứng cơ bản của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh mà còn là tín hiệu cảnh báo tình trạng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng như nhiễm trùng huyết, lỵ trực tràng,...

Có hiện tượng đi ngoài nhiều kèm phân lỏng

Một trong những triệu chứng điển hình của tiêu chảy ở trẻ là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường vượt quá 3 lần. Đặc điểm phân thường là lỏng, có thể chứa nhầy hoặc thậm chí lẫn máu trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Những thay đổi về màu sắc, mùi hôi bất thường ở phân của trẻ cũng là dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

 Trẻ bị tiêu chảy đi ngoài  nhiều lần trong ngày

Trẻ nôn mửa và mất nước

Trẻ nôn tiêu chảy là một triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khi nguyên nhân xuất phát từ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, hoặc virus đường ruột. Tình trạng này khiến trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm gây nên tình trạng mất nước nhanh chóng và suy giảm sức khỏe toàn diện.

Mất nước là một biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh tiêu chảy. Các dấu hiệu mất nước cần phụ huynh đặc biệt lưu ý bao gồm: Da và môi của của trẻ khô, nứt nẻ, trẻ có hiện tượng lừ đừ mệt mỏi và đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ đồng hồ.

2. Khi trẻ bị sốt và tiêu chảy thì nên dùng thuốc gì

Việc cho trẻ dùng thuốc khi trẻ sốt cao và đi ngoài nhiều cần tuân thủ đúng cách và theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho trẻ. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê khi trẻ bị tiêu chảy mà phụ huynh có thể tham khảo

Các dung dịch bù nước và chất điện giải cho trẻ.

Dung dịch bù nước và điện giải Oresol hay Hyd, là phương pháp ưu tiên hàng đầu để tránh mất nước ở trẻ bị tiêu chảy. Phụ huynh cần pha dung dịch theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì (thường pha một gói với 200ml hoặc 1 lít nước tùy loại). Đảm bảo cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để bù nước hiệu quả mà không gây nôn thêm.

 Bổ sung các chất điện giải để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Thuốc hạ sốt an toàn

Khi trẻ sốt cao đi ngoài nhiều, phụ huynh có thể cho trẻ uống các loại thuốc như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm nhiệt độ cơ thể. Liều lượng cần được tính dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ, thường khoảng 10-15 mg/kg/lần cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng và không được dùng quá 5 liều 1 ngày. Phụ huynh lưu ý tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ

Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị tiêu chảy là một cách điều trị hiệu quả, giúp cải thiện tiêu hóa và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, đặc biệt khi tiêu chảy có nguyên nhân từ rối loạn vi sinh đường ruột. Các sản phẩm chứa lợi khuẩn như Lactobacillus hoặc Saccharomyces boulardii thường được các y bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng ở trẻ nôn tiêu chảy. 

Sử dụng thuốc tiêu chảy Smecta

Đây là một loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến nhờ tác dụng kép trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe đường ruột. Thuốc chứa thành phần chính là Diosmectite, hoạt động với hai cơ chế chính là bao phủ bảo vệ niêm mạc ruột và hấp thu nước và chất độc đối với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy. Liều dùng thông thường không quá 9g/ ngày và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Lưu ý khi điều trị cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh cho trẻ đó chính là tham khảo ý kiến từ các y bác sĩ để có phác đồ điều trị khoa học. Giúp trẻ bị sốt và tiêu chảy nhanh chóng khỏi bệnh. 

Trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ, bởi nếu cho trẻ uống sai thuốc, sai liều lượng sẽ có nhiều biến chứng và tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. 

Ngoài ra bố mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn vào chế độ ăn uống của con bằng cách lựa chọn các thực phẩm bồi bổ sức khỏe, dễ tiêu hoá khi trẻ bị tiêu chảy.  

Theo dõi các thay đổi khi trẻ bị sốt và tiêu chảy

Hy vọng những thông tin mà Wellbeing vừa cung cấp trên sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc con trẻ bị tiêu chảy của các bậc phụ huynh trở nên dễ dàng hơn. Nếu tình trạng trẻ bị sốt cao và tiêu chảy nặng, kéo dài không thuyên giảm cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để có phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn: 

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-loai-ham-luong-paracetamol-lieu-dung-va-doi-tuong-su-dung-vi

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/tre-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-vi

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay