Các khóa học đã đăng ký

Trẻ bị tiêu chảy dai dẳng không ngớt? Nguyên nhân do đâu?| Wellbeing

 

Khi nuôi dạy và chăm sóc con cái phụ huynh không ít lần phải đối mặt với việc con trẻ bị ốm đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy. Trong trường hợp này nếu không phát hiện ra nguyên nhân để điều trị kịp thời thì em bé sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Vậy hãy cùng đội ngũ bác sĩ sản nhi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng bệnh lý này nhé.

1. Tìm hiểu chi tiết về các biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy

Khi phụ huynh nhận thấy em bé có hiện tượng đi ngoài trên 3 lần trong ngày, đặc biệt phân lỏng và phần đại tràng đau âm ỉ thì khả năng lớn trẻ có khả năng bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày thôi thì bố mẹ không cần quá lo ngại.

Ngược lại, một khi hiện tượng này kéo dài hàng tuần và trẻ sốt cao đi ngoài nhiều thì phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để thăm khăm. Bố mẹ nên dõi sát sao nếu em bé có các biểu hiện bệnh lý như sau:

  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài xuyên suốt nhiều tuần nhưng không thuyên giảm.

  • Trẻ nôn tiêu chảy và đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng và có mùi chua.

  • Trẻ đột nhiên biếng ăn, quấy khóc, và sụt cân trong thời gian ngắn.

  • Mắt, môi của trẻ khô nứt nẻ và cơ thể còi cọc do tiêu chảy kéo dài.

 Trẻ quấy khóc và không chịu ăn uống

2. Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy 

Tình trạng tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ. Vậy những nguyên nhân chính nào khiến cho trẻ bị tiêu chảy? Bố mẹ có thể tham khảo những kiến thức sau để quá trình đồng hành và chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn.

Trẻ bị tiêu chảy do bị ngộ độc thực phẩm

Đây là một trong những nguyên nhân mà các y bác sĩ thường gặp nhất ở trẻ em. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu nên trẻ rất dễ mắc tiêu chảy. Khi trẻ ăn phải thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virus, hoặc các chất độc hại cơ thể trẻ. Vậy nên khi cho trẻ ăn bố mẹ nên kiểm tra chất lượng của thực phẩm, xem thực phẩm có dấu hiệu bị hỏng, mốc hay quá hạn sử dụng hay không.

Do thói quen vệ sinh kém và môi trường ô nhiễm 

Thói quen không vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt là không rửa tay với xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc các môi trường có chứa virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy

Ngoài ra, sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm cũng là yếu tố mang nguy cơ mắc bệnh cao. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus phát triển và sinh sôi, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua thực phẩm, nguồn nước và không khí. Những vi khuẩn và virus này dễ dàng lây lan qua tay và xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khiến trẻ nôn tiêu chảy.

3. Một số bệnh lý đường tiêu hóa khác cũng khiến trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị sốt và tiêu chảy không chỉ là một loại bệnh mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác, điển hình là:

  • Rối loạn tiêu hóa: Do chế độ ăn uống của trẻ bất hợp lý, thiếu cân bằng hoặc lạm dụng sữa công thức gây đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng.

  • Bệnh lồng ruột: Thường gặp ở trẻ nhỏ, khi một đoạn ruột lồng vào đoạn khác, gây tắc ruột với triệu chứng nôn, tiêu chảy, sốt, chướng bụng, quấy khóc dữ dội.

  • Tắc ruột: Phổ biến ở trẻ nhỏ, gây sốt, tiêu chảy. Nếu không điều trị sớm, có nguy cơ hoại tử ruột rất cao.

  • Hội chứng ruột kích thích: Thường do căng thẳng gây nên, biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đôi khi sốt ở trẻ.

  • Viêm ruột thừa: Trẻ thường bị đau bụng quanh rốn hoặc hố chậu phải, sốt nhẹ đến cao, có thể kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, ba mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra và làm phẫu thuật sớm

  • Viêm đại tràng: Biểu hiện thường thấy là trẻ bị sốt và  tiêu chảy, đau bụng, kém ăn, sụt cân, dễ tái phát nếu không điều trị triệt để.

4. Cách khắc phục trẻ bị tiêu chảy lâu ngày không khỏi

Các bậc cha mẹ hãy thử áp dụng theo những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, để có thể bảo vệ sức khoẻ của con trẻ nhé.

Sử dụng thuốc kháng sinh dưới sự tư vấn của bác sĩ

Ở mỗi độ tuổi trẻ bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, hoặc tư vấn khác nhau. Vì vậy, người nhà tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh dưới mọi hình thức.

Một khi nhận thấy trẻ đi ngoài phân có máu, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám. Từ đó bác sĩ sẽ có thể phân tích nguyên nhân và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tiến hành bù nước và điện giải kịp thời 

Xuyên suốt quá trình trẻ bị tiêu chảy, gia đình cần phải cố gắng liên tục bù nước và điện giải để giúp em bé ổn định. Thông thường, oresol sẽ là sự lựa chọn cơ bản, tuy nhiên nếu trong trường hợp xấu, cha mẹ cần thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch cho con. 

Tích cực bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

Hy vọng rằng, qua bài viết của Wellbeing các bậc cha mẹ đã hiểu chi tiết hơn về vấn đề và các triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy giúp cho việc chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ trở nên dễ dàng hơn. 

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/bi-sot-tieu-chay-la-trieu-chung-cua-benh-gi-vi

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/be-bi-tieu-chay-keo-dai-phai-lam-sao-nguyen-nhan-la-gi-vi 

https://tamanhhospital.vn/tieu-chay-o-tre-em/  

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay