Các khóa học đã đăng ký

Trẻ bị sặc sữa thường xuyên có sao không? Bố mẹ cần làm gì?| Wellbeing

 

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng mà nhiều phụ huynh phải đối mặt trong những tháng đầu đời. Điều này không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Vậy tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh nhiều có sao không? Hãy tìm hiểu chi tiết cách xử trí tình huống này cùng đội ngũ bác sĩ sản nhi hàng đầu nhé.

1. Trẻ bị sặc sữa nhiều có nguy hiểm không

Nếu trẻ bị sặc sữa trong quá trình bú nhưng không có các triệu chứng nghiêm trọng như ho kéo dài, khó thở hoặc bỏ bú, thì phụ huynh không có gì phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ bị sặc sữa kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần phải chú ý và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời:

  • Ho hoặc khó thở kéo dài sau khi trẻ bị sặc sữa.

  • Trẻ không tăng cân đều đặn, có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc không ti sữa đủ lượng.

  • Trẻ thường xuyên bị trào ngược sữa, có dấu hiệu viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Không có hứng thú bú, có thể do trẻ sợ sặc hoặc cảm thấy không thoải mái khi ti sữa.

 Các triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị sặc sữa lúc ti

Nếu không xử trí sặc sữa kịp thời có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe lâu dài của trẻ bao gồm:

  • Khi trẻ bị sặc, sữa có thể trào vào phổi, gây tắc nghẽn đường thở và dễ dàng dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Vi khuẩn có thể phát triển trong phổi nếu sữa không được loại bỏ kịp thời và gây ra gây ra các bệnh như viêm phổi, khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng khó thở và sốt cao.

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi dịch dạ dày và sữa trào ngược vào thực quản. Điều này gây cảm giác khó chịu cho trẻ khi bú, khiến trẻ hay nôn trớ, ho nhiều hoặc khó ngủ.

  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi tình trạng trẻ bị sặc sữa kéo dài mà không được điều trị, trẻ có thể bị tắc nghẽn phế quản. Sữa trào vào phổi và đường hô hấp có thể gây viêm và tắc nghẽn các phế quản, dẫn đến khó thở và các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác.

2. Những nguyên nhân phổ biến làm trẻ bị sặc sữa

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh khá yếu và chưa hoàn thiện nên tình trạng sặc sữa là điều khó tránh khỏi khi phụ huynh cho em bé uống sữa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa tiêu biểu phải kể đến là:

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, đặc biệt là cơ vòng ở thực quản chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày em bé nằm dọc, tâm vị không kín nên sữa dễ bị trào ngược lên thực quản và đường hô hấp  Vì vậy, khi trẻ bú sữa, sữa có thể dễ dàng bị trào ngược vào đường hô hấp và gây sặc.

Tư thế cho bé ti không đúng

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sặc sữa là do mẹ không cho trẻ bú đúng tư thế. Nếu trẻ bú nằm ngửa hoặc mẹ không điều chỉnh tư thế cho phù hợp, việc nuốt sữa sẽ gặp khó khăn dễ dẫn đến việc sữa trào ra ngoài và gây sặc. Nếu trẻ ti bình thì phụ huynh cần lựa chọn bình phù hợp và cho em bé ti đúng tư thế và kỹ thuật

Em bé bị phân tâm khi bú sữa

Trẻ sơ sinh sau 3 tháng tuổi phát triển khá mạnh mẽ các giác quan đặc biệt là thính giác. Đây là thời điểm em bé tò mò với nhiều thứ xung quanh nên thường dễ mất tập trung khi ti sữa. Cho em ti lúc ba mẹ đang nói chuyện hoặc xung quanh đang ồn ào sẽ làm phân tâm và rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa. 

Sữa chảy quá nhanh 

Khi sữa mẹ chảy quá nhanh hoặc núm vú cao su có lỗ lớn thì lượng sữa sẽ chảy vào miệng một lúc quá lớn khiến em bé không nuốt kịp. Điều này cũng là một nguyên nhân thường thấy dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa. 

3. Cách xử trí trẻ bị sặc sữa 

Khi trẻ bị sặc sữa phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện các cách xử trí sặc sữa như sau:

  • Dừng ngay việc cho trẻ ti khi trẻ bị sặc sữa. Nếu thấy sữa mẹ chảy xuống nhanh và nhiều mà trẻ chưa kịp nuốt mẹ bé có thể dùng tay kẹp bớt đầu vú lại để ngăn sữa tiếp tục chảy ra.

  • Giữ bé ở tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, một tay hỗ trợ đầu và cổ của bé để tránh tình trạng đầu bị ngả ra sau. Điều này sẽ giúp sữa chảy xuống dạ dày thay vì tiếp tục trào lên làm em bé khó chịu.

  • Trong trường hợp trẻ không thể ho hoặc nôn ra sữa và có dấu hiệu khó thở phụ huynh cần nhanh chóng hút sữa ra khỏi mũi và miệng bé. Nếu không có máy hút mũi, cha mẹ có thể dùng miệng để hút sữa kịp thời, vì xử trí trẻ bị sặc sữa cần phải thực hiện nhanh chóng tránh gây khó chịu cho em bé. 

  • Vỗ nhẹ lưng trẻ giống như khi vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú. Xử trí sặc sữa như này có thể giúp em bé tự ho để đẩy sữa hoặc chất nôn ra khỏi đường thở, từ đó cơn sặc sẽ nhanh chóng kết thúc.

Vỗ ợ sau khi bú xong cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu phụ huynh biết cách xử trí sặc sữa kịp thời. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và có các triệu chứng bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn tham khảo:

https://tamanhhospital.vn/sac-sua-o-tre-so-sinh/

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-so-sinh-bi-sac-sua-nhieu-co-sao-khong.html

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay