Trẻ bị sặc sữa lên mũi phải làm sao? Hướng dẫn cách xử trí
Em bé vừa ti sữa xong đột nhiên ho sặc sụa, sữa trào cả lên mũi. Điều này không chỉ vừa gây ra sự có chịu cho em bé mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng và lúng túng không biết các xử lý an toàn. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách xử trí sặc sữa và phòng ngừa tình trạng trẻ bị sặc sữa cùng đội ngũ bác sĩ sản nhi nhé.
1. Nguyên nhân sặc sữa lên mũi đến từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị sặc sữa, trong đó phải kể đến một vài nguyên nhân như:
Hệ tiêu hoá còn non yếu và chưa phát triển toàn diện
Sữa chảy quá nhanh khiến bé không ti kịp
Tư thế ti sữa của bé không phù hợp
Em bé bị mất tập trung khi ti sữa
Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa đến từ đâu
2. Vậy bố mẹ phải phải làm sao khi trẻ bị sặc sữa
Trẻ bị sặc sữa là điều rất dễ bắt gặp khi phụ huynh cho con uống sữa. Vậy nên khi gặp tình huống này bố mẹ bé cần xử trí như sau
Giữ bình tĩnh và không để nỗi lo làm rối trí
Khi thấy trẻ bị sặc sữa, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc phụ huynh là hoảng loạn, nhưng hoảng hốt sẽ không giúp ích gì trong tình huống này. Thay vì vậy, bố mẹ hãy hít thở thật sâu và giữ bình tĩnh. Quan sát em bé kỹ càng để hiểu tình trạng của con trẻ. Nếu bé có thể ho hoặc khóc, điều này có nghĩa là bé vẫn có thể thở và phụ huynh có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả hơn.
Hút sạch và xử lý sữa trong mũi
Để giúp trẻ thở dễ dàng hơn, phụ huynh cần làm sạch sữa trong mũi. Hãy sử dụng ống hút mũi chuyên dụng hoặc một miếng bông mềm để hút hết sữa trào ra khỏi mũi em bé. Bố mẹ thao tác phải thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của em bé. Đây là bước xử trí sặc sữa quan trọng giúp đường thở của em bé thông thoáng và không bị ngạt gây khó chịu.
Vỗ lưng nhẹ nhàng cho em bé
Một cách xử trí sặc sữa đơn giản nhưng hiệu quả để giúp bé thoải mái hơn đó là vỗ lưng bé. Dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ vào giữa hai bả vai bé theo hướng từ dưới lên. Việc này sẽ giúp em bé ho hoặc thở ra dễ dàng hơn, đẩy sữa ra ngoài và giảm bớt cơn sặc.
3. Phương pháp phòng ngừa trẻ bị sặc sữa
Để giảm thiểu các tác nhân dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa thì phụ huynh có thể thực hiện vài phương pháp cũng như lưu ý sau đây:
Khi cho em bé ti sữa bố mẹ nên chú ý giữ đầu bé cao hơn thân, tránh để bé nằm thẳng. Tư thế này giúp sữa dễ dàng đi xuống dạ dày mà không bị trào ngược lên mũi hoặc miệng từ đó tránh tình trạng bé bị sặc, giúp em bé có thể uống sữa một cách thoải mái và ngon miệng hơn.
Điều chỉnh lại tốc độ chảy của dòng sữa. Nếu sữa chảy nhanh, mạnh sẽ khiến em bé khó khăn trong việc ti sữa gây đầy bụng và trớ sữa. Cha mẹ có thể kiểm tra và điều chỉnh tốc độ dòng sữa bằng cách thay núm vú có lỗ nhỏ hơn hoặc thay đổi tư thế bú của bé để làm chậm lại tốc độ chảy của sữa. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị sặc sữa và bú thoải mái hơn.
4. Khi nào bé cần can thiệp y tế
Mặc dù các tình huống trẻ bị sặc sữa có thể xử lý được tại nhà, nhưng đôi khi tình trạng của em bé có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Nếu em bé có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức:
Bé khó thở da chuyển màu tím tái
Nếu bé gặp khó khăn trong việc thở và da có màu tái hoặc tím tái, đây là dấu hiệu nghiêm trọng cần được xử lý ngay. Đây là biểu hiện của việc em bé đang bị nghẹt thở hoặc có vấn đề về hô hấp, và bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Bé không thể thở bình thường sau khi sặc
Nếu sau khi sặc sữa, bé không thể thở bình thường hoặc có dấu hiệu căng thẳng khi thở, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Việc trẻ bị sặc sữa có thể làm cản trở đường thở và dẫn đến khó thở nghiêm trọng, cần sự can thiệp y tế kịp thời để tình trạng không trở nặng hơn.
Trẻ có hiện tượng ho kéo dài không ngừng
Ho kéo dài mà không thể ngừng lại có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt khi bé không thể dứt cơn ho sau cơn sặc. Đây có thể là biểu hiện của sự kích ứng nghiêm trọng trong đường thở, hoặc bé có thể bị sặc làm sữa rơi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
Trẻ có dấu hiệu viêm phổi và sốt cao liên tục
Nếu em bé bắt đầu có những dấu hiệu của viêm phổi, chẳng hạn như thở khò khè, ho kéo dài, hoặc sốt cao, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Viêm phổi là một tình trạng nghiêm trọng có thể do trẻ bị sặc sữa vào phổi cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con trẻ.
Trẻ bị sặc sữa có dấu hiệu sốt cao liên tục
Phụ huynh cần giữ bình tĩnh khi xử trí sặc sữa ở em bé sơ sinh. Bởi đây là tình huống rất dễ bắt gặp khi cho em bé ti sữa. Việc nắm vững các biện pháp xử lý và phòng ngừa không chỉ giúp phụ huynh ứng phó nhanh chóng khi trẻ bị sặc sữa mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe lâu dài cho bé. Hành trình làm bố mẹ không hề dễ dàng nhưng qua mỗi lần vượt qua thử thách, phụ huynh sẽ càng trở nên vững vàng hơn trong hành trình chăm sóc con cái.
Nguồn tham khảo:
https://tamanhhospital.vn/sac-sua-o-tre-so-sinh/
https://bvndtp.org.vn/xu-tri-tre-sac-sua/