Trầm cảm là gì?| Wellbeing
Trầm cảm là bệnh nội khoa phổ biến và nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ, đôi khi là cả hành động của người bệnh. Trầm cảm thường gây ra cảm giác buồn bã, chán nản, không hứng thú khi tham gia các hoạt động dù ở nhà, nơi làm việc hay vui chơi.
Theo nghiên cứu trong bình cứ 6 người thì có 1 người (16,6%) sẽ trải qua trầm cảm ít nhất 1 lần trong đời. Trầm cảm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, nhưng trung bình lần đầu tiên xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên đến khoảng những năm 20 tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy một phần ba phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn trầm cảm lớn trong đời.
Các triệu chứng trầm cảm có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm:
- Cảm thấy buồn hoặc có tâm trạng chán nản
- Mất hứng thú hay niềm vui trong các hoạt động
- Thay đổi khẩu vị - giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến chế độ ăn kiêng
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Cảm thấy bản thân không có giá trị hoặc tội lỗi
- Suy nghĩ khó khăn, mất tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
- Xuất hiện suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Trầm cảm có giống đau buồn ?
Người thân ra đi, mất việc, kết thúc mối quan hệ… là những giai đoạn khó khăn của mỗi chúng ta. Đó là cảm giác buồn bã hay đau buồn bình thường, cảm giác này xuất hiện nhằm đáp ứng với các tình huống trong cuộc sống. Và những người trải qua mất mát thường cảm nhận bản thân họ có thể bị trầm cảm.
Nhưng đau buồn không giống trầm cảm. Cả đau buồn và trầm cảm đều có thể liên quan đến nỗi buồn dữ dội và xu hướng rút lui khỏi các hoạt động cuộc sống. Nhưng hai trạng thái này có những khác nhau quan trọng sau :
Dù cảm thấy đau buồn, nhưng chúng ta vẫn nhận diện được lòng tự trọng của bản thân. Người bị trầm cảm thường cảm giác vô dụng và ghê tởm bản thân.
Khi đau buồn, những cảm giác đau đớn xuất hiện xen lẫn với những ký ức tích cực về người quá cố. Khi trầm cảm tâm trạng hay sự quan tâm thường bị giảm dần trong hai tuần.
Khi đau buồn và trầm cảm cùng tồn tại, nỗi đau buồn nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn đau buồn mà không bị trầm cảm.
Ai sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm?
Trầm cảm có thể gặp phải ở bất cứ ai, ngay cả một người dường như sống trong hoàn cảnh tương đối lý tưởng.
Một số yếu tố có thể đóng một vai trò trong trầm cảm:
Hóa sinh: Sự khác biệt não bộ mỗi cá nhân có thể góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm.
Di truyền: Trầm cảm có thể do di truyền. Ví dụ, hai người sinh đôi nếu một người mắc bệnh trầm cảm, người còn lại có 70% khả năng mắc bệnh
Tính cách: Những người dễ bị choáng ngợp bởi căng thẳng, hay bi quan dễ bị trầm cảm.
Các yếu tố môi trường: Tiếp xúc liên tục với bạo lực, không được quan tâm, lạm dụng hay khó khăn trong cuộc sống có thể khiến một số người dễ bị trầm cảm hơn.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây