Các khóa học đã đăng ký

Tiêm insulin cho người đái tháo đường ở vị trí nào tốt nhất? | Wellbeing

Bài viết được viết bởi Nguyễn Tú Anh | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Insulin là một loại hooc-môn có bản chất protein duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Để cân bằng lượng glucose máu, người bệnh có thể tự tiêm insulin tại nhà. Tuy nhiên chúng ta phải tiêm đúng cách, đúng vị trí để có hiệu quả cho người bệnh

Sử dụng insulin tại nhà như thế nào?

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết. Việc điều trị đái tháo đường bằng insulin thực chất là cố gắng khôi phục lại lượng insulin cần thiết bằng cách làm tăng lượng insulin sau mỗi bữa ăn và duy trì được lượng nhỏ insulin lúc đói. Để đáp ứng mục đích này các hãng dược phẩm đã tạo ra rất nhiều loại insulin khác nhau.

Tiêm insulin trực tiếp qua da là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất. Để tiêm insulin tại nhà, bạn có thể chọn một trong ba dụng cụ gồm: kim tiêm (syringe), bút tiêm insulin (insulin pen) hoặc máy tiêm insulin tự động (insulin pump). Tuy nhiên lựa chọn loại nào thì người bệnh cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Có nhiều loại insulin, tôi nên tiêm loại nào?

Không phải cứ tiêm insulin nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chỉ định dùng insulin sẽ do bác sĩ chuyên khoa nội tiết thăm khám trực tiếp và đưa ra phác đồ điều trị. Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn cặn kẽ.

Cần tiêm insulin ở vị trí nào trên cơ thể?

Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng.

Có một số nguyên tắc nguyên tắc chung khi thực hiện tiêm insulin:

Thứ nhất: làm sạch vị trí tiêm bằng cồn 70 độ trước khi tiêm.

Thứ hai: Xem hạn sử dụng của thuốc tiêm và liều chỉ định bởi vì: Có loại insulin nhanh: tiêm 15-30 phút trước khi ăn, loại insulin trung bình: tiêm 15 phút - 2 giờ, trung bình là 1 giờ, trước khi ăn.

Một số vị trí tiêm thông thường như:

Vị trí bụng: Bụng là vị trí được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn tiêm insulin bởi vì bụng là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất, đồng thời, đây là vị trí dễ tiếp cận và ít gây khó chịu . Để tiêm vào bụng, hãy véo mô mỡ từ ở bên cạnh giữa eo và xương hông. Chỗ này nên cách rốn khoảng 5cm.

Vị trí cánh tay: Ở vị trí này, tốc độ hấp thu insulin vừa phải nhưng không nhanh như bụng. Việc tiêm ở cánh tay thường gây khó khăn trong việc tự tiêm và cần có người giúp đỡ.

Vị trí đùi: Đây là vị trí hấp thu insulin chậm nhất. nhưng lại có vị trí thuận lợi cho người bệnh tự tiêm.

Lưng hoặc hông: Tốc độ hấp thụ thuốc khá chậm và đây cũng là vị trí để người bệnh tự tiêm.

Chúng ta có nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên không?

Để hạn chế các biến chứng, cũng như có thể gây kích ứng da và mô mỡ dưới da, có thể làm tăng sự khó chịu, cần luân phiên các vị trí tiêm. Ví dụ: nếu như vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì tiêm lên cánh tay. Đặc biệt, với những trường hợp, sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Bệnh nhân tuyệt đối tránh tiêm vào cùng một vị trí hết lần này đến lần khác. Điều này có thể dẫn đến nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ phát triển dưới da và ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay