Các khóa học đã đăng ký

Thông tin chung về miễn dịch cộng đồng | Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Miễn dịch cộng đồng là một khái niệm không mới, tuy nhiên không nhiều người biết chính xác về khái niệm này. Miễn dịch cộng đồng là một phương pháp gián tiếp bảo vệ những người có nguy cơ cao bị lây một bệnh truyền nhiễm nào đó.

1. Miễn dịch cộng đồng là gì?

Miễn dịch cộng đồng là một hiện tượng xảy ra khi trong cộng đồng có một tỷ lệ lớn người miễn dịch với một loại bệnh truyền nhiễm nào đó, khiến cho việc bệnh lây từ người sang người không thể diễn ra. Tình trạng miễn dịch với loại bệnh này có thể là bị động khi chúng ta bị nhiễm bệnh và khỏi hoặc chủ động khi chúng ta tiêm vaccine. Trong một xã hội có miễn dịch cộng đồng thì những người không được tiêm phòng (trẻ sơ sinh hoặc người suy giảm miễn dịch) sẽ có rất ít nguy cơ bị bệnh.

Mặc dù việc tiêm phòng đem lại nhiều hiệu quả trong phòng chống bệnh, tuy nhiên vẫn có một số nhóm người không được chỉ định hoặc hạn chế tiêm chủng với một số bệnh nhất định. Đó là nhóm trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch (do virus, do hóa trị liệu hoặc do ghép tạng).  Ví dụ như ở Việt Nam, trẻ được tiêm phòng sởi khi đủ 9 tháng trở lên do đó trẻ có thể bị mắc sởi trước khi tiêm phòng. 

Miễn dịch cộng đồng sẽ bảo vệ những người dễ bị nhiễm bệnh nhất trong xã hội của chúng ta. Nếu đủ người tiêm phòng vắc-xin thì những người không tiêm sẽ được bảo vệ vì tác nhân gây bệnh sẽ không thể tìm được những người này. 

2. Vậy tại sao vẫn có sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm mặc dù đã có vaccine?

Có nhiều lý do khi dịch bệnh vẫn có thể bùng phát mặc dù vẫn đã có vaccine. Thứ nhất, các tế bào miễn dịch của chúng ta có “trí nhớ” nhất định với một số loại virus. Nếu sau một khoảng thời gian nhất định không tiếp xúc với các loại virus này thì cơ thể sẽ mất dần khả năng miễn dịch. Do đó cần phải tiếp các mũi nhắc lại trước khi đến những khu vực có nguy cơ cao. Thứ hai, một số loại vaccine phải tiêm đủ mũi thì mới có tác dụng. Như vaccine phòng viêm gan B phải tiêm 3 mũi, sởi phải tiêm 2 mũi… thì mới đủ khả năng để tạo miễn dịch cho cơ thể. Một số người khi tiêm 1 mũi đã nhầm tưởng rằng mình được bảo vệ. Và cuối cùng, vì một số lý do liên quan đến tôn giáo, nỗi sợ tác dụng phụ và sự nghi ngờ về lợi ích của vaccine nên đã từ chối tiêm phòng.

3. Vậy khi nào thì miễn dịch cộng đồng không hoạt động?

Miễn dịch cộng đồng sẽ bị hạn chế khi những người được tiêm phòng có xu hướng sống tách biệt với những người không tiêm phòng. Điều này được giải thích bởi sự khác biệt về tôn giáo cũng như khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra, khi tỷ lệ người tiêm phòng trong dân số giảm xuống dưới mức cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng thì dịch bệnh có thể bùng phát rất nhanh chóng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay