Các khóa học đã đăng ký

THAY ĐỔI LỐI SỐNG - CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆU QUẢ | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Một hướng phòng chống bệnh được lưu ý hiện nay là việc can thiệp lối sống cộng đồng, thay đổi hành vi ăn uống sinh hoạt (thay đổi chế độ ăn thừa đạm, mỡ, chất béo bằng sinh hoạt ăn, ngủ điều độ, vận động thể lực hợp lý). Đây được coi là giải pháp dự phòng hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng gia tăng tỷ lệ người mắc Đái tháo đường hiện nay.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng của bệnh Đái tháo đường cũng như hạn những biến chứng thì việc thay đổi lối sống của bệnh nhân rất quan trọng. Nó bao gồm 2 phần là: Tập luyện thể lực và thói quen dinh dưỡng.

1. Tập luyện thể lực

thay-doi-loi-song-DTD-Wellbeing

  • Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi nồng độ glucose trong máu > 250-270 mg/dL và ceton dương tính.

  • Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên có những bài tập mang tính kháng trở lực khoảng 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).

  • Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

2. Thói quen dinh dưỡng.

thay-doi-loi-song-DTD-Wellbeing

Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của từng người, các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm.

Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân Đái tháo đường như sau:

  • Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng chuẩn theo BMI.

  • Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…

  • Bổ sung chất đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy giảm chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).

  • Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.

  • Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.

  • Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.

  • Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ xung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại

  • Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.

  • Ngưng hút thuốc.

  • Các chất tạo vị ngọt cần hạn chế đến mức tối thiểu.

Thói quen, lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính của bệnh Đái tháo đường nhưng nó cũng là một phương pháp hữu hiệu nhất, đơn giản nhất để đầy lùi được bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần luyện tập để có lỗi sống lành mạnh, không những phòng chống được bệnh Đái tháo đường, mà còn nhiều bệnh khác.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay