Các khóa học đã đăng ký

Say nóng - Những nguy cơ không ngờ| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Ánh nắng mặt tròi về mùa hè và sức nóng là hai tác nhân vật lý có thể gây đả kích (stress) với cơ thể. Say nóng có thể xuất hiện ở ngoài tròi, trong hầm lò, trong nhà, trong buồng bệnh, trong toa xe, trên ô tô. Hay gặp ở trẻ sơ sinh hoặc ỏ ngưòi lớn chưa thích ứng với các thay đổi khí hậu đột ngột.

https://file.hstatic.net/1000274803/file/say-nong-wellbeing1_ec12f3f5be4443ee8c7b02b50ef54cb5_grande.jpg

1.Say nóng là gì ?

Say nóng là tình trạng do trung tâm điều nhiệt ở não (có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể) không hoạt động. Cơ thể trở nên nóng qua mức một cách nguy hiểm, thường là do sốt cao hoặc tiếp xúc lâu với nhiệt. Say nóng cũng có thể do sử dụng các loại ma túy như thuốc lắc. Trong một số trường hợp, say nóng xảy ra sau kiệt sức do nóng khi đã hết mồ hôi, và cơ thể không thể làm mát bằng sự bốc hơi mồ hôi.

Say nóng có thể tiến triển với ít dấu hiệu cảnh báo; nạn nhân có thể trở nên không đáp ứng chỉ trong vòng vài phút sau khi cảm thấy không khỏe.

2.Các triệu chứng của say nóng 

ảnh miêu tả 3 người

2.1.Đối với trẻ sơ sinh 

Đó là bệnh cảnh của tình trạng sốt cao kèm theo mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật, dễ gây tử vong

2.2.Đối với người lớn và trẻ em lớn

Các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng quy cách.

  • Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ dừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa.

  • Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít.

  • Sốt cao: có khi lên tới 42 - 44°C. Da và niêm mạc khô, truỵ mạch.

  • Li bì, giãy giụa, lăn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê co giật (phù não).

 3.Cách xử trí khi bị say nóng

Bước 1:Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát. Loại bỏ càng nhiều quần áo ngoài của nạn nhân càng tốt. Gọi trợ giúp khẩn cấp.

Bước 2:Giúp nạn nhân ngồi xuống, tựa vào vật đệm. Quấn một tấm vải lạnh, ướt quanh nạn nhân, cho đến khi nhiệt độ của anh ta xuống đến 38° C (100,4° F) đo dưới lưỡi, hoặc 37,5° C (99,5° F) đo dưới nách. Giữ cho tấm vải ướt bằng cách liên tục rót nước lạnh lên. Nếu không có sẵn tấm vải, hãy quạt cho nạn nhân, hoặc dùng khăn lạnh để lau nạn nhân.

Bước 3:Khi nhiệt độ của nạn nhân dường như đã trở lại bình thường, hãy thay tấm vải ướt bằng vải khô.

Bước 4:Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn-nhịp thở, mạch, mức độ đáp ứng và nhiệt độ  trong khi chờ đợi sự giúp đỡ. Nếu nhiệt độ của nạn nhân tăng lên một lần nữa, lặp lại quá trình làm mát.

4.Dự phòng tình trạng say nóng 

Để có thể dự phòng tình trạng say nóng,bạn nên :

  • Không làm việc quá lâu hoặc đi lại hay chơi thể thao (người lớn chơi golf, trẻ em chơi đá bóng hoặc đùa nghịch) trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. 

  • Sau mỗi 1 giờ làm việc trong hầm lò, nhà máy, nên nghỉ giải lao khoảng 10 - 15 phút. 

  • Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, đi lại, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính... (nên dùng áo cotton dài tay giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ và nên mặc quần áo sáng màu để cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất)

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Say nắng - Những nguy cơ không ngờ 

Say nắng và Say nóng - Chớ nên nhầm lẫn 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay