Các khóa học đã đăng ký

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG NHƯ NÀO SẼ HIỆU QUẢ? | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Chúng ta đã biết, loãng xương đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân người cao tuổi. Sự nguy hiểm ở đây đến từ biến chứng của bệnh. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh từ sớm cũng như có được phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những tác động xấu của bệnh đến bản thân và xã hội.

phong-dieu-tri-loang-xuong-Wellbeing

1. Các biện pháp không dùng thuốc.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện. Cung cấp đầy đủ calci và vitamin D giúp trẻ em đạt được mật độ xương đỉnh cao nhất có thể và giúp người trưởng thành hạn chế sự mất xương và làm giảm chu chuyển xương.

  • Vitamin D và Calci.

Nhu cầu calci và vitamin D thay đổi theo lứa tuổi và giới tính. Nhu cầu calci của phụ nữ trưởng thành chưa mãn kinh và nam giới 50 – 70 tuổi là 1000 mg/ngày, của phụ nữ 50 – 70 tuổi là 1200 mg/ngày. Việc cung cấp nhiều calci hơn mức khuyến cáo có thể không có lợi ích làm tăng mật độ xương mà ngược lại còn có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh khác như sỏi thận, bệnh tim mạch và đột quỵ. Nhu cầu vitamin D của người trưởng thành là 600 đến 1000 IU/ngày.

  • Tập luyện thể dục thường xuyên.

phong-dieu-tri--xuong-Wellbeing

Thường xuyên hoạt động thể lực giúp phòng loãng xương và nâng cao sức khỏe. Các bài tập thể dục có chịu đựng sức nặng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tennis…) làm giảm sự mất xương, tăng khối lượng và sức mạnh xương. Các bài tập tăng sức mạnh của cơ (bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ…) giúp làm giảm nguy cơ ngã. Việc tập thể dục cần được duy trì đều đặn, ít nhất là 3 lần một tuần.

  • Thuốc lá và rượu bia.

Tránh sử dụng thuốc lá và rượu. Hút thuốc lá và uống rượu quá nhiều làm giảm sức mạnh xương và tăng nguy cơ ngã.

2. Các biện pháp dùng thuốc.

phong-dieu-tri-xuong-Wellbeing

Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương, dựa trên cơ chế tác dụng chúng được chia thành các thuốc chống hủy xương và các thuốc tăng tạo xương.

  • Thuốc chống huỷ xương.

Các thuốc chống hủy xương ức chế quá trình hủy xương do làm giảm hoạt động của hủy cốt bào, vì vậy làm tăng mật độ xương và làm bền vững cấu trúc vi thể của xương.

  • Thuốc làm tăng tạo xương.

Trái ngược với nhóm thuốc chống hủy xương, thuốc tăng tạo xương làm tăng chu chuyển xương, tuy nhiên quá trình tạo xương diễn ra nhanh hơn quá trình hủy xương, khối lượng xương tăng lên. Hiện nay, PTH (Parathyroid hormone) là thuốc duy nhất được coi là có khả năng làm tăng tạo xương. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc thì sự mất xương xảy ra rất nhanh, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị thay thế bằng một thuốc chống hủy xương sau khi ngừng PTH.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay