Các khóa học đã đăng ký

Nhóm máu hiếm và những điều nên biết | Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Nhóm máu hiếm là cụm từ chỉ những nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng. Tại Việt Nam, người có nhóm máu Rh (-) được coi là người có nhóm máu hiếm. Trong 10.000 người mới có 4 – 7 người mang nhóm máu Rh (-).

1. Nhóm máu hiếm là gì?

Theo quy ước của quốc tế, nhóm máu hiếm dùng để chỉ những nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng. Cùng với hệ thống nhóm máu ABO, một hệ thống khác có vai trò quan trọng trong truyền máu là hệ Rhesus (Rh). Cộng đồng người có nhóm máu Rh (-) được coi là người có nhóm máu hiếm. Trong 10.000 ở Việt Nam, chỉ có 4 – 7 người mang nhóm máu Rh (-).

1.1. Nhóm máu Rh là gì?

Kháng nguyên Rh trên hồng cầu bao gồm 6 loại và được ký hiệu bằng các chữ cái C, D, E, c, d, e. Tuy nhiên kháng nguyên D phổ biến nhất và cũng có tính kháng nguyên mạnh nhất (gây ra phản ứng miễn dịch dữ dội), do đó người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được coi là người Rh (+); những người không có kháng nguyên này là Rh (-). 

Sự khác biệt giữa nhóm máu ABO và nhóm máu Rh là kháng thể của hệ ABO là kháng thể tự nhiên (luôn có sẵn trong huyết tương) còn của hệ Rh là kháng thể miễn dịch (chỉ sinh ra khi có kháng nguyên). Điều này có nghĩa là kháng thể anti-Rh không có sẵn và người mang nhóm máu Rh (-), chỉ được sản sinh khi có sự tiếp xúc với yếu tố Rh thông qua truyền máu hoặc mang thai.

1.2. Sự tạo thành kháng thể anti-Rh

Nếu một người mang nhóm máu Rh (-) chưa hề tiếp xúc với máu Rh (+) bao giờ thì việc truyền máu Rh (+) sẽ không gây bất kỳ một phản ứng tức thời nào. Từ khoảng 2 đến 4 tháng sau, nồng độ kháng thể anti-Rh sẽ đạt mức tối đa. Nếu lần này họ được truyền máu Rh (+) thì các tai biến truyền máu sẽ nặng như hệ thông ABO.

Ngoài truyền máu, một người nhóm máu Rh (-) cũng có thể tiếp xúc với máu Rh (+) khi người đó mang thai. Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh (-), bố có Rh (+) thì đứa trẻ sinh ra sẽ có 50% nhóm máu là Rh (+). Kháng nguyên Rh (+) có trong máu của con sẽ kích hoạt quá trình miễn dịch của cơ thể mẹ từ đó sản sinh ra các kháng thể anti-Rh. 

2. Nhưng tai biến có thể xảy khi truyền nhầm nhóm máu Rh.

Với những người mang nhóm máu Rh (-) lần đầu tiên truyền nhầm nhóm máu sẽ không có các phản ứng ngay lập tức. Các kháng thể anti-Rh dần được sản sinh và đạt mức tối đa trong vòng từ 2 – 4 tháng sau khi truyền máu. Khi có lần truyền máu tiếp theo, các phản ứng truyền máu sẽ xảy ra và có thể tiến triển nặng làm nạn nhân tử vong. Ban đầu nạn nhân sẽ cảm thấy sốt rét run, đau lưng, khó thở, suy hô hấp, vô niệu và có thể sốc dẫn đến tử vong.

Người mẹ có nhóm máu Rh (-) mang thai con có nhóm máu Rh (+) ở lần đầu tiên thì ít xảy ra các biến chứng, thai nhi có thể sinh trưởng và phát triển bình thường cho đến khi sinh. Trong lần mang thai tiếp theo, nếu đứa trẻ là mang nhóm máu Rh (+) thì những phản ứng do kháng thể anti-Rh truyền qua nhau thai sẽ làm ngưng kết hồng cầu của thai nhi. Tai biến này thường gây sẩy thai, thai chết lưu, để non hoặc đưa trẻ sinh ra nhưng bị tan máu bẩm sinh, sa sút trị tuệ hoặc tử vong do thiếu máu nặng.

Người mẹ Rh (-) sau khi mang thai con Rh (+) nếu được truyền máu Rh (+) thì cũng có các phản ứng truyền máu nặng như tai biến truyền nhầm nhóm máu ABO.

3. Phòng tránh 

Xét nghiệm nhóm máu để biết được nhóm máu của bản thân là cách tốt nhất để phòng tránh các tai biến do truyền nhầm nhóm máu.

Nếu mẹ Rh (-) mang thai con Rh (+) thì các bác sĩ có thể tư vấn tiêm các gloubulin miễn dịch để ngăn cơ thể sản phụ sản xuất ra kháng thể Rh trong thai kỳ.

Nếu sản phụ Rh (-) muốn mang thai lần tiếp theo thì hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay