Các khóa học đã đăng ký

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?| Wellbeing

 

Hệ tiêu hóa của em bé cực kỳ nhạy cảm và non nớt, vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường. Chính vì lý do đó, tình trạng trẻ bị tiêu chảy là vấn đề phổ biến khiến cho nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như cách xử lý để bảo vệ trẻ toàn diện nhé.

1. Tìm hiểu về trẻ 2 tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia nhi khoa uy tín, thông thường trẻ 2 tuổi thường đi ngoài từ 1 đến 2 lần trong ngày, phân mềm, không bị cứng. Chính vì lý do đó, một khi “con cưng” gặp phải những dấu hiệu bất thường như đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng có nhiều ước. Đây chính một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của việc trẻ bị tiêu chảy. 

Bố mẹ nên theo dõi cẩn thận về tần suất đi ngoài của trẻ, bởi lẽ yếu tố này sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn uống. Trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài nhiều hơn so với những đứa trẻ khác. Dần dần khi vào độ tuổi 1-3 tuổi tần suất đi ngoài sẽ giảm, vậy nên bậc phụ huynh nên ghi nhớ mốc chuẩn này nhé. 

Đi ngoài phân lỏng là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc tiêu chảy 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần

Hiện nay, rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và khiến trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần. Sau đây, sẽ là những lý do phổ biến được các chuyên gia nhi khoa chia sẻ, bố mẹ hãy theo dõi nhé.

Trẻ bị tiêu chảy vì nhiễm khuẩn đường ruột gây nên

Salmonella typhi chính là tên của loại vi khuẩn gây thương hàn, và Vibrio cholerae gây tả chính là 2 tác nhân nguy hiểm dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm vi khuẩn này do nguồn thực phẩm bẩn hoặc nguồn nước không đảm bảo. Khi  bị nhiễm các loại này trẻ sốt cao đi ngoài nhiều khiến bố mẹ lo lắng

Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ chính là Rotavirus. Tình trạng này thường sẽ kéo dài khoảng 7 ngày, và có các biểu hiện như trẻ bị sốt và tiêu chảy kèm theo mất nước.. 

Trẻ bị tiêu chảy do gặp rối loạn về đường tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một nhân tốc khiến trẻ bị tiêu chảy. Chính vì lý do đó, bố mẹ nên tránh việc bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ hoặc trái cây cùng lúc vào bữa ăn của trẻ. Điều này sẽ dẫn trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, do cơ thể quá dư thừa chất dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Trẻ bị tiêu chảy do cơ thể không dung nạp Lactose

Một số trẻ nhỏ có thể gặp vấn đề tiêu chảy do cơ thể không dung nạp Lactose từ sữa hoặc các sản phẩm. Đây là một tình trạng rối loạn hệ thống chuyển hóa thường gặp nhất ở trẻ 2 tuổi. Khi không tiêu hoá được đường lactose biểu hiện thường gặp đó là trẻ nôn tiêu chảy.

Trẻ không dung nạp được lactose có trong các sản phẩm từ sữa

Dụng cụ ăn của trẻ thiếu vệ sinh

Như đã đề cập từ ban đầu, hệ tiêu hóa của em bé cực kỳ nhạy cảm và non nớt. Chính vì lý do đó, bình bú hoặc dụng cụ ăn uống không được vệ sinh cẩn thận hoặc không được tiệt trùng có thể dẫn đến trẻ bị tiêu chảy. 

3. Cách xử lý khi gặp trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần

Để có thể bảo vệ sức khỏe cho em bé, đồng thời giảm nhẹ tình trạng  trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần. Bố mẹ hãy theo dõi và tiến hành làm theo những biện pháp sau đây nhé.

Chú ý bổ sung nước và chất điện giải liên tục

Khi trẻ bị tiêu chảy, điều đầu tiên bố mẹ cần làm chính là bổ sung oresol hoặc nước lọc sạch. Bởi lẽ, mất nước là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm, khiến cho trẻ suy nhược cơ thể và đi ngoài nhiều lần hơn nữa. Đặc biệt hơn, cho trẻ tiêu hóa các món ăn mềm như bột gạo, khoai tây, thịt nạc để hỗ trợ tiêu hóa.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống cẩn thận và tỉ mỉ

Trước bữa ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh, bố mẹ cần tiến hành vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ. Đặc biệt, thường xuyên tiệt trùng các vật dụng như bình bú, thìa, bát đĩa để ngăn chặn các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập cơ thể trẻ.

Chú trọng đến dinh dưỡng và thực phẩm

Khi trẻ bị tiêu chảy, bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ tiêu hóa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, hoặc có chứa đường. Hãy nấu chín thức ăn và đảm bảo cho không cho trẻ ăn quá nhiều dẫn đến việc khó tiêu. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng. 

Hỏi ý kiến bác sĩ khi trẻ bị tiêu chảy

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên sử dụng men vi sinh để có thể giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi ở trẻ. Nếu tình trạng quá nặng thì bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp truyền dịch khác để trẻ khỏi bệnh.

Phụ huynh nên tham khảo bác sĩ trước khi điều trị bệnh cho trẻ

Khi tình trạng trẻ mắc bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Với kinh nghiệm và chuyên môn, các bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác vấn đề trẻ bị tiêu chảy do đâu, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp kịp thời và khoa học nhất.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn:

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-2-tuoi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-co-nguy-hiem-khong.html 

https://benhvienphuongdong.vn/tre-2-tuoi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay/ 


 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay