Các khóa học đã đăng ký

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa và cách xử lý khoa học

 

Khi vừa chào đời và bắt đầu ti sữa, hiện tượng trẻ bị sặc sữa rất dễ bắt gặp và làm quý bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Những cơn sặc sữa khiến cha mẹ không khỏi bối rối, lo ngại con sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này ở trẻ sơ sinh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng đội ngũ chuyên gia.

1. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ bị sặc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sặc khi ti sữa ở trẻ nhỏ. Có thể bắt nguồn từ nguyên do kỹ thuật ti sữa hoặc cũng có thể là vì các yếu tố về thể chất và sức khoẻ của em bé. Dưới đây là một số nguyên nhân thường làm cho trẻ bị sặc sữa

Em bé bú bị sai tư thế 

Cho trẻ bú sai tư thế là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sặc của con trẻ. Nếu bé bú trong tư thế nằm thẳng, đầu thấp hơn cơ thể, sữa có thể trào ngược vào mũi hoặc đường thở của bé gây sặc. Tư thế bú lý tưởng là khi phụ huynh nâng đầu em bé cao hơn thân nhằm cho sữa dễ dàng đi vào dạ dày và không bị trào ngược lên. Giúp em uống được nhiều sữa hơn và ngon miệng hơn.

 Trẻ bị sặc sữa do bú sai tư thế

Dòng sữa quá mạnh và nhanh cho trẻ ti

Nếu dòng sữa chảy quá mạnh hoặc quá nhanh, em bé sẽ không kịp nuốt và dễ nuốt phải không khí, gây sặc, đầy bụng và nôn trớ. Trường hợp này thường xảy ra khi mẹ có nhiều sữa hoặc núm ti có kích thước đầu lỗ lớn khiến lượng sữa chảy vào miệng em bé nhiều, khiến em trẻ bị sặc sữa nếu vì  kịp phản ứng với tốc độ chảy nhanh và mạnh này.

Bé ham ti sữa hay bú vội vàng

Khi cho em bé ti trong tình trạng em đói hoặc muốn bú nhiều, em bé thường bú vội vàng và không kiểm soát được lượng sữa chảy vảo. Điều này dễ gây nên tình trạng trẻ bị sặc sữa và chướng bụng do nuốt phải nhiều không khí cũng như dạ dày phải tiêu hoá lượng sữa lớn trong một lúc.

Chưa hoàn thiện kỹ năng nuốt

Trong những tháng đầu đời trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn trong việc ti sữa đúng cách bởi tại giai đoạn này kỹ năng nuốt của trẻ chưa thực sự hoàn thiện dễ dẫn đến việc nuốt không kiểm soát. Đặt biệt là trong trường hợp sữa chảy nhanh lại càng dễ gây nên tình trạng trẻ bị sặc sữa. Khiến lượng sữa em bé ti được trong cử sẽ bị giảm.

Trẻ có sự bất thường về hệ hô hấp, bệnh lý bẩm sinh

Có một số vấn đề về cấu trúc đường thở như khe hở thực quản, sụn thanh quản mềm, hoặc các dị tật bẩm sinh khác có thể khiến việc nuốt sữa của trẻ gặp khó khăn. Những trẻ mắc các bệnh lý  khe hở vòm - môi, hội chứng Down, suy hô hấp hoặc các rối loạn thần kinh cũng dễ gặp phải tình trạng sặc.

Bé bị cảm, nghẹt mũi hoặc viêm mũi

Trẻ bị nghẹt mũi hoặc viêm mũi có thể gặp khó khăn trong việc thở khi bú. Khi mũi bị tắc, em bé có thể hít sữa vào đường thở thay vì nuốt bình thường, dẫn đến tình trạng sặc sữa. Nếu bị cảm lạnh hoặc các vấn đề về hô hấp, nguy cơ trẻ bị sặc sữa sẽ cao hơn bình thường.

2. Hậu quả của việc để tình trạng sặc sữa kéo dài

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng dễ bắt gặp khi cho em bé ti nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, hệ hô hấp và sự phát triển của trẻ. Trong đó phải kể đến các tác động xấu như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm tai giữa, hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu. Sữa có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nếu tràn vào phổi hoặc mũi của bé.

  • Trẻ bị sặc sữa có thể trở nên sợ bú hoặc cảm thấy khó chịu khi ăn. Điều này có thể dẫn đến việc bé chán ăn, giảm khẩu phần bú, và thậm chí bỏ bữa. Nếu bé không bú đủ sữa, cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường.

  • Nếu không được xử trí sặc sữa kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài về hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ. Làm suy giảm khả năng tiêu hóa của bé, khiến bé gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.

3. Trẻ bị sặc sữa thì phụ huynh cần làm gì?

Để xử trí sặc sữa ở trẻ việc đầu tiên và quan trọng hơn hết đó chính là phụ huynh cần giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn và theo dõi tình trạng của con trẻ. Sau đó đỡ con trẻ ở tư thế phù hợp và thực hiện vỗ lưng cho em. Đồng thời dùng khăn mềm vệ sinh vùng mũi và miệng, nếu sữa còn đọng trong mũi có thể dùng dụng cụ để hút sạch dịch, giúp trẻ dễ dàng hô hấp.

Trong tình huống em bé bị khó thở, ho không ngừng và có dấu hiệu tím tái. Bố mẹ cần đưa em bé tới bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. 

Đưa em bé tới bác sĩ nếu tình trạng sặc nặng hơn

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng dễ bắt gặp và có thể gây lo lắng cho phụ huynh. Để đảm bảo sức khoẻ của em bé bố mẹ phải giữ bình tĩnh và quan sát các dấu hiện cũng như thay đổi của con. Khi tình huống trở nên nghiệm trọng và không thể xử trí sặc sữa tại nhà phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế kịp thời. 

.Nguồn tham khảo: 

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/sac-sua-o-tre-so-sinh-rat-nguy-hiem-huong-dan-nhan-biet-va-so-cuu-vi

https://tamanhhospital.vn/sac-sua-o-tre-so-sinh/


 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay