Ngộ độc rượu có phải do rượu có độc?| Wellbeing
Rượu là một hợp chất chứa cồn có tên hoá học - ethanol (C2H5OH), đây được xem là chất gây nghiện bởi khả năng ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
Ngộ độc rượu là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc rượu có thể xảy ra nếu sử dụng một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ngắn hoặc vô tình sử dụng rượu chứa chất phụ gia độc hại. Người bị ngộ độc rượu cần được thực hiện sơ cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức.
Uống bao nhiêu rượu thì ngộ độc?
Nếu thực phẩm có thể mất nhiều giờ để tiêu hóa, thì rượu được hấp thụ nhanh hơn hầu hết các loại thực phẩm. Không có một thước đo chính xác cho việc sử dụng bao nhiêu rượu có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên uống càng nhiều rượu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc càng cao.
Triệu chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu bao gồm:
- Choáng váng, nôn nao khó chịu.
- Nôn
- Co giật
- Thở chậm
- Da nhợt nhạt.
- Hạ thân nhiệt.
- Bất tỉnh, khó đánh thức.
Sơ cấp cứu ngộ độc rượu như thế nào?
Nếu nghi ngờ rằng ai đó bị ngộ độc rượu - ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển - hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.Nếu bạn chưa được học sơ cấp cứu hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Gọi 115.: Không nên cho rằng người đó sẽ ngủ khỏi ngộ độc rượu. Hãy gọi cấp cứu ngay khi bạn thấy bản thân hay người khác có dấu hiệu nguy cơ. Cung cấp thông tin đúng với bệnh viện hoặc nhân viên y tế về loại lượng rượu đá uống, thời gian sử dụng..
Không để nạn nhân bất tỉnh một mình, không gây nôn : Người bị ngộ độc rượu có thể bị nghẹn do nôn và không thể thở được.Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, đừng cố làm cho người đó nôn vì họ có thể bị nghẹn.
Để nạn nhân ở tư thế an toàn: Trong quá trình đợi hỗ trợ, cần giữ họ ngồi dậy. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy đặt đầu của họ sang một bên - điều này giúp ngăn ngừa nghẹt thở.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu:
- Cân nặng ở mức báo động( chỉ số BIM)
- Tình trạng sức khỏe đã được bác sĩ cảnh báo hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
- Trộn rượu với các thành phần khác.
- Tỷ lệ cồn trong đồ uống cao.
- Tỷ lệ và lượng rượu tiêu thụ lớn
- Tránh ngộ độc rượu như thế nào?
- Uống rượu điều độ (nếu sử dụng):Nếu sử dụng rượu, hãy uống lượng phù hợp với sức khỏe. Đối với người trưởng thành, chỉ nên sử dụng tối đa một ly mỗi ngày.
- Đừng uống khi chưa ăn gì: Việc sử dụng rượu khi dạ dày “rỗng” sẽ tăng khả năng hấp thu rượu vào cơ thể, đây được xem là yếu tố nguy cơ nguy hiểm gây ngộ độc rượu.
- Cần đặt các sản phẩm có chứa cồn ngoài tầm tay trẻ nhỏ giúp nguy cơ ngộ độc ở đối tượng này.
Tham gia các khóa học sơ cấp cứu để có kỹ năng trong mọi tình huống khẩn cấp.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây