Mẹo chữa trẻ bị tiêu chảy hiệu quả| Wellbeing
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một tình trạng rất đáng lo ngại, bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Trẻ bị tiêu chảy có thể nhanh chóng mất nước và điện giải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nên hôm nay hãy cùng đội ngũ y bác sĩ Wellbeing tìm hiểu mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng và mệt mỏi. Phần lớn là do hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu nên dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị tiêu chảy phải kể đến như:
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến trẻ nôn tiêu chảy. Các loại vi khuẩn như E. coli, Salmonella, hoặc virus như Rotavirus có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua nguồn nước bẩn, thực phẩm không an toàn, hoặc do trẻ phải tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh.
Dụng cụ bú sữa, núm vú, đồ chơi hoặc tay người chăm sóc không được vệ sinh sạch sẽ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus gây tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn làm suy giảm lượng lợi khuẩn cần thiết trong hệ tiêu hóa của trẻ. Sự mất cân bằng này làm suy yếu niêm mạc ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy.
Dụng cụ ti sữa không vệ sinh đúng cách khiến trẻ bị tiêu chảy
2. Các mẹo dân gian ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ bị tiêu chảy
Bên cạnh việc bù nước và chất khoáng đồng thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì phụ huynh có thể cho con trẻ sử dụng bổ sung thêm các thực phẩm sau đây vào bữa ăn hằng ngày. Giúp đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh cho trẻ
Thêm lá mơ lông vào bữa ăn cho trẻ
Trong dân gian, lá mơ lông (hay mơ tía) thường được biết đến với đặc tính kháng viêm và sát khuẩn tự nhiên. Ba mẹ có thể thêm lá mơ lông vào trứng sau đó chiên trứng chín thật kỹ để cho trẻ ăn khi mắc tiêu chảy.
Cho trẻ ăn thêm cà rốt
Canh súp hoặc cháo cà rốt là một món ăn đơn giản dễ làm và phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy nhờ vào hàm lượng pectin dồi dào trong cà rốt. Khi pectin tiếp xúc với ruột, nó sẽ nở ra và tạo thành một dạng gel giúp làm dịu nhu động ruột, từ đó nhanh chóng giảm bớt triệu chứng tiêu chảy.
Đồng thời, pectin còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hại trong ruột già và thúc đẩy niêm mạc ruột phục hồi nhanh chóng. Cà rốt cũng giàu muối khoáng và kali, giúp bổ sung lượng điện giải đã mất do tiêu chảy.
Ba mẹ có thể cho trẻ bị tiêu chảy ăn thêm cà rốt
3. Các biện pháp phòng trẻ bị tiêu chảy phụ huynh nên lưu tâm
Khi bị tiêu chảy trẻ thường có các triệu chứng như sốt cao đi ngoài nhiều, điều này thường khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Thế nên ba mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ cho con.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ để ngừa bệnh cho con
Tiêm phòng là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để ngăn ngừa các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là do virut gây nên. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin rotavirus, bởi đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Loại vắc xin này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm nhẹ các triệu chứng như trẻ bị sốt và tiêu chảy nếu bị nhiễm phải bệnh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh con trẻ
Vệ sinh môi trường sống và các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày là biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy hiệu quả. Phụ huynh nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, đặc biệt là những khu vực trẻ hay chơi đùa, để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và virus.
Và đặc biệt cần sát khuẩn đồ chơi của trẻ, đây là vật thường xuyên tiếp xúc với miệng và tay, do đó cần được vệ sinh định kỳ. Phụ huynh nên rửa đồ chơi của con bằng nước ấm và xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn an toàn, sau đó lau khô hoặc phơi nắng để diệt vi khuẩn.
4. Khi nào cần đưa trẻ bị tiêu chảy đến ngay các cơ sở y tế?
Trong một số trường hợp ba mẹ không thể kiểm soát được tình trạng tiêu chảy ở con thì cần đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Ba mẹ nên lưu ý và quan tâm hết sức nếu trẻ có các dấu hiệu sau
Trẻ sốt cao đi ngoài nhiều dù đã dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Đây là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng và khiến trẻ mất nước nhanh và có thể gây nên co giật. Vì thế phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Phân của trẻ bị tiêu chảy có máu và chất nhầy kèm nôn liên tục. Trẻ nôn tiêu chảy kèm với phân lẫn máu hoặc chất nhầy có thể liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ trực tràng, hoặc viêm ruột nặng. Nôn cũng khiến trẻ mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy kiệt nhanh chóng.
Đưa trẻ bị tiêu chảy thăm khám bác sĩ kịp thời
Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu ba mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời. Việc theo dõi sát sao tình trạng diễn biến bệnh của trẻ sẽ giúp các y bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp cho trẻ mau chóng khoẻ mạnh trở lại.
Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
Nguồn:
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/meo-chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh-vi
https://benhvienthucuc.vn/tre-bi-sot-di-ngoai-cha-me-phai-canh-giac/