Các khóa học đã đăng ký

Hướng dẫn cách cầm tiêu nhanh nhất cho trẻ bị tiêu chảy| Wellbeing

 

Khi trẻ có các triệu chứng như  đi ngoài nhiều lần trong ngày với phân lỏng, đôi khi kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, hoặc mất nước rất có thể trẻ bị tiêu chảy. Việc xử lý kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của con trẻ. Vậy nên, hãy cùng nhau tìm hiểu các phương pháp hiệu quả kiểm soát tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhé.

1. Cách cầm tiêu chảy ngay tại nhà cho trẻ. 

Việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ngay tại nhà là bước đầu tiên và quan trọng nhất để giúp bé giảm các triệu chứng nghiêm trọng và bảo vệ được sức khoẻ của đường ruột. Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách cầm tiêu như sau:

Cung cấp nước và các chất điện giải cho con

Khi trẻ bị tiêu chảy, mất nước là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, thế nên ba mẹ cần thực hiện các phương pháp bù nước càng sớm càng tốt cho con trẻ. Hoà tan gói Oresol với lượng nước theo hướng dẫn trên bao bì đã chỉ định, sau đó cho bé uống từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp bù nước hiệu quả và hạn chế tình trạng trẻ  nôn tiêu chảy.

Cho trẻ sốt cao đi ngoài nhiều uống oresol 

Điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ nôn tiêu chảy

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bé cải thiện sức khỏe đường ruột và phục hồi nhanh chóng. Khi trẻ bị tiêu chảy, việc lựa chọn đúng thực phẩm không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả. Ba mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá ví dụ như:

  • Cháo trắng loãng là lựa chọn hàng đầu trong giai đoạn trẻ bị sốt và tiêu chảy Phụ huynh có thể nấu cháo cùng thịt gà, thịt nạc hoặc cà rốt để bổ sung dinh dưỡng mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé. Lưu ý nấu thật nhừ và loãng để trẻ dễ tiêu hóa. Với trẻ từ 6 tháng trở lên, có thể cho thêm một chút muối để bổ sung natri đã mất do tiêu chảy.

  • Khoai tây nghiền là một lựa chọn vô cùng hợp lý cho trẻ bị sốt và tiêu chảy. Ba mẹ nên nghiền nhuyễn khoai tây và có thể pha loãng với nước súp gà để tăng hương vị và dinh dưỡng cho trẻ thưởng thức.

  • Súp loãng không chỉ giúp bổ sung nước cho trẻ sốt cao đi ngoài nhiều mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Phụ huynh có thể nấu súp từ rau củ như cà rốt, bí đỏ, hoặc súp gà nấu nhừ. Đảm bảo lọc bỏ phần xơ và chỉ cho trẻ dùng phần nước trong của súp trong những ngày đầu khi trẻ bị tiêu chảy.

Cháo trắng loãng là lựa chọn hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy

Sử dụng men vi sinh probiotic để hỗ trợ cho trẻ

Men vi sinh (probiotics) là một giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy. Bởi các lợi khuẩn này sẽ giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột khôi phục trạng thái cân bằng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ thế men vi sinh còn giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy bằng cách ức chế vi khuẩn gây hại và tăng cường khả năng miễn dịch của niêm mạc ruột.

2. Những sai lầm thường gặp khi chữa tiêu chảy tại nhà

Khi trẻ bị tiêu chảy, không ít phụ huynh lo lắng và vô tình áp dụng các biện pháp không đúng cách, dẫn đến tình trạng sốt cao đi ngoài nhiều kèm nôn của trẻ trở nên nặng hơn. Một vài sai lầm thường thấy đó là

Sử dụng thuốc cho trẻ bị tiêu chảy không đúng cách

Sai lầm phổ biến là tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy như Loperamide mà không có chỉ định của bác sĩ. Mặc dù thuốc này giúp giảm tình trạng trẻ nôn tiêu chảy nhưng nó có thể gây ra nhiều tác hại cho trẻ nhỏ đặc biệt như:

Ngăn cản cơ thể đào thải độc tố và mầm bệnh ra bên ngoài bằng đường phân,...: Khi trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài là cách cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, virus, hoặc độc tố gây hại. Khi dùng thuốc cầm tiêu, nhu động ruột bị làm chậm, khiến các tác nhân gây bệnh tồn tại lâu hơn trong đường tiêu hóa. 

Tin các bài thuốc dân gian trị trẻ bị tiêu chảy

Nhiều bậc phụ huynh thường tìm đến các bài thuốc dân gian như búp ổi, lá sim để chữa cho trẻ bị tiêu chảy do những phương pháp này dễ thực hiện và có sẵn. Mặc dù các loại lá này có chứa tannin - một chất có khả năng làm săn niêm mạc ruột và được cho là có tác dụng cầm tiêu chảy, nhưng việc sử dụng không đúng có thể gây ra nhiều tác hại với sức khoẻ của trẻ:

  • Đối với trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: Việc sử dụng các chất làm săn niêm mạc có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn, đặc biệt nguy hiểm với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.

  • Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Tannin trong các loại lá không có khả năng kháng khuẩn, vì vậy không thể điều trị được nguyên nhân gốc rễ gây ra tiêu chảy. Việc chỉ tập trung vào việc cầm tiêu chảy mà không điều trị nguyên nhân có thể khiến bệnh kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nói tóm lại khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần hết sức quan tâm và chú ý đến các biểu hiện và triệu chứng của trẻ. Đồng thời chú trọng việc bù nước, chất điện giải cho các bé và luôn tham khảo các ý kiến của bác sĩ khi đồng hành “vượt” bệnh cùng con.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn 

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tham-khao-cach-chua-be-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-hieu-qua.html

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/thong-tin-thuoc/hieu-va-dung-dung-thuoc-cam-tieu-chay/

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay