Các khóa học đã đăng ký

Hen phế quản ở trẻ - Hiểu để đồng hành cùng con | Wellbeing

Ngô Thị Sáng | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Hen phế quản là bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng ở trẻ. Bạn có thể nhận biết một cơn hen nếu thấy trẻ có biểu hiện khó thở và đang ho; có tiếng rít đặc biệt khi thở ra; tỏ ra kiệt sức và lo lắng. Trẻ cũng có thể bị mệt do cố gắng thở, mặt và môi tái nhợt. Nếu trẻ bị hen phế quản, hướng dẫn trẻ làm quen với các loại thuốc để trẻ biết cách sử dụng trong cơn hen.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Bệnh thường tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, không thể chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng có thể kiểm soát được hoàn toàn, có nghĩa là trẻ mắc hen sẽ hầu như không có hoặc có rất ít triệu chứng, sinh hoạt và học tập bình thường, chức năng phổi bình thường hoặc gần bình thường.

2. Cơ chế của bệnh hen phế quản

Bình thường khi chúng ta hít vào, không khí bên ngoài sẽ đi qua mũi hoặc miệng xuống họng và vào đường thở lớn gọi là khí quản rồi đi vào các nhánh nằm trong hai lá phổi (các nhánh này gọi là phế quản). Phế quản là các ống có các dải cơ quấn quanh bên ngoài và lớp niêm mạc phủ bên trong. Niêm mạc tiết ra một chất nhầy gọi là niêm dịch. Niêm dịch có tác dụng giúp phổi loại bỏ những hạt có kích thước nhỏ (những hạt này có thể làm cho phổi bạn bị kích thích) trong không khí khi hít vào. Sau đó không khí đi vào các túi chứa khí (gọi là các phế nang), phế nang sẽ lấy oxi trong không khí khi hít vào và chuyển vào trong máu để dùng cho cơ thể, đồng thời lấy khí cacbonic từ trong máu để loại ra ngoài theo đường khí thở ra.

Khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen, đường thở bị viêm, niêm mạc đường thở bị sưng lên và tăng tiết dịch nhầy làm bít tắc lòng phế quản. Các dải cơ quấn quanh phế quản co thắt lại làm cho lòng phế quản hẹp hơn nhiều gây tắc nghẽn đường thở làm không khí không thể đi ra vào phổi một cách tự nhiên.

3. Biểu hiện của cơn hen phế quản ở trẻ

Bạn có thể nhận biết một cơn hen nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Khó thở và đang ho

  • Tức ngực, thở dốc và thở khò khè

  • Có tiếng rít khi thở đặc biệt khi thở ra

  • Kiệt sức và lo lắng

3. Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ

Theo các chuyên gia có rất nhiều yếu tố có khả năng gây bệnh hen hoặc gây nguy cơ cao của bệnh hen phế quản ở trẻ

  • Khi thay đổi thời tiết từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, không khí ẩm; trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm, mặc quần áo bị ẩm ướt, tắm khi có giò lùa… khiến những trẻ có tiền sử hen phế quản rất dễ bị tái phát.

  • Tiếp xúc với một số dị nguyên khác nhau như: lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…), phấn hoa, một số côn trùng, mạt gà, một số dược phẩm hoặc đôi khi gắng sức (khóc, chạy nhảy nhiều, đùa nghịch quá mức…) cũng là một trong những nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử hen phế quản tái phát.

  • Các vấn đề về khói, bụi bẩn cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn hen phế quản. 

  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ. Nguy cơ trẻ mắc hen từ 30-50% nếu có bố hoặc mẹ mắc hen. Nếu cả bố và mẹ có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen thì khả năng mắc bệnh ở con là 10-15%.

4. Cách xử lý khi trẻ lên cơn hen

Nếu thấy trẻ có biểu hiện của một cơn hen, cha mẹ và người chăm sóc trẻ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Cho trẻ dùng thuốc cắt cơn với liều thường dùng ngay khi cơn hen xuất hiện. Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ đồng thời hướng dẫn trẻ thở chậm và sâu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc: Cho trẻ dùng thuốc ngay khi cơn hen xuất hiện. Hãy cho trẻ dùng thuốc cắt cơn dạng hít. Thông thường, thuốc dạng hít sẽ có kèm thiết bị buồng đệm nên bạn hãy lắp thêm buồng đệm để trẻ dễ hấp thụ thuốc hơn và làm cẩn thận theo hướng dẫn.

  • Giúp trẻ thư giãn. Đặt trẻ ngồi xuống trong tư thế thở thoải mái. Tư thế này có thể là ngồi nghiêng về phía trước và tì hai tay lên bàn hoặc nếu trẻ muốn thì đặt trẻ ngồi vào lòng bạn, đảm bảo căn phòng thoáng khí và không có khói.

  • Nếu sau vài phút, cơn hen không thuyên giảm hãy cho trẻ dùng thuốc từ 1-2 lần xịt sau mỗi 2 phút cho tới khi được 10 lần.

  • Nếu cơn hen vẫn không thuyên giảm hãy gọi hỗ trợ y tế.

Chú ý:

Nếu đây là cơn hen đầu tiên, hãy gọi CỨU THƯƠNG

Nếu cơn hen nặng, thuốc không có tác dụng, trẻ kiệt sức, sự khó thở làm trẻ khó nói hoặc da tím tái hãy gọi CỨU THƯƠNG.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay