Các khóa học đã đăng ký

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ_Bố mẹ đã biết chưa (phần 2)| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

tu-ky-wellbeing

Không giống như giai đoạn tuổi khởi phát và giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi, giai đoạn này, trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện cụ thể hơn. Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ chỉ mẹ mình trong bức ảnh và nhìn mẹ để chia sẻ niềm vui với mẹ. Một đứa trẻ tự kỷ có thể mang lại cho mẹ một bức ảnh nhưng trẻ không nhìn vào khuôn mặt của mẹ mình khi mẹ chia sẻ niềm vui.

     Bên cạnh yếu tố thời gian, chúng ta có thể nhận biết được tự kỷ của trẻ thông qua một số biểu hiện khác sau đây:

dau-hieu-tre-tu-ky-wellbeing

  • Giao tiếp và quan hệ xã hội: Hầu hết trẻ tự kỷ cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn, trẻ không biết chỉ trỏ ngón tay hay nhìn theo hướng tay người chỉ, không biết sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc, trẻ không phản ứng khi gọi tên…Hạn chế hiểu lời nói. Trẻ hầu như không có phản ứng khi được gọi tên, trẻ không quan tâm và làm theo những hướng dẫn của người khác. Trẻ hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của họ cho dù trẻ vẫn có khả năng nghe bình thường.

  • Giao tiếp lời nói suy giảm: Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong ngôn ngữ biểu cảm, không biết thể hiện hành vi phi ngôn ngữ, trẻ không nhìn vào mặt người khác, không chỉ trỏ mà thường kéo tay người đến chỗ bé cần.

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Đây là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất. Trẻ có biểu hiện mất ngôn ngữ hay chậm phát triển ngôn ngữ. Trường hợp trẻ có ngôn ngữ thì cũng là những giọng nói đều đều, không biểu cảm qua giọng nói, trẻ thích độc thoại và không giữ vững cuộc độc thoại, lời nói tự phát không khởi đầu.

  • Trẻ có hành vi rập khuôn:lặp đi lặp lại, trẻ thích đi lại lòng vòng, thích xếp đồ vật thành hàng thẳng…Không thích sự thay đổi. Trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng ngày. Trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ. Do đó, việc báo trước cho trẻ chuẩn bị tư tưởng để đón nhận những điều mới lạ là một việc hết sức quan trọng.

  • Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm: Trẻ tự kỷ có vấn đề giác quan, trẻ hay đưa đồ lên ngửi, liếm. Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ khác như trẻ ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không thấy chua, thích leo trèo, thích lộn đầu xuống đất, thích đập đầu vô tường.

  • Những gắn bó bất thường: Trẻ gắn bó với những đồ vật theo cách không bình thường như: hằng ngày chỉ sưu tập tờ báo, vỏ chai, cọng cỏ…trẻ thích những đồ vật sinh hoạt như: nồi, xoong, chảo, bát, dĩa, chén…Hành vi gây phiền toái nơi công cộng. Trẻ thích làm những hành vi theo cá nhân trẻ đôi khi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la hét, khóc, chụp nhanh những đồng tiền của nhân viên bán hàng hay đồ chơi của trẻ bên cạnh...

  • La hét, giận dữ: Trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, gây hấn..

        Trên đây là những  biểu hiện của trẻ tự kỷ. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thiết thực.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm: 

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ - Bố mẹ đã biết chưa ( P1)


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay