Các khóa học đã đăng ký

Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ - Hiểu để đồng hành cùng trẻ| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

tu-ky-wellbeing

Tổ chức Y Tế Thế giới định nghĩa:Tự kỷ là một dạng khuyết tật, thường được phát hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một loại rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không biệt giới tính, giàu nghèo, chủng tộc hay địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện qua các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các hành vi, sở thích, hoạt động có tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại, là một dạng khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỷ có những đặc điểm tâm lý khác biệt như thế nào?

1.Ngưỡng cảm giác của trẻ tự kỷ không bình thường 

tu-ky-wellbeing

       Có một số trẻ có cảm giác dưới ngưỡng (đánh, cấu, đập đầu vào tường không biết đau; trà xát lên da không thấy rát), một số trẻ có cảm giác trên ngưỡng (không muốn ai chạm vào cơ thể, chạm vào da của trẻ là trẻ sởn gai ốc, không dám đi chân đất, đi trên thảm gai). Một số trẻ quá nhạy cảm với sự kích thích có thể phản ứng mạnh mẽ với kết cấu, âm thanh to ồn, hoặc với vị và mùi khác lạ

Trẻ luôn muốn mọi ý thích của mình được đáp ứng ngay lập tức, thích gì được nấy, sự tương tác của trẻ chỉ mang tính yêu cầu chứ không phải là nhằm để bày tỏ cảm xúc. Bên cạnh đó trẻ có mong muốn được người khác chú ý vào mình hoặc chiếm lĩnh sự quan tâm của người khác đối với bản thân mình bằng những hành động bất thường như khóc, hét, hờn, ăn vạ, đập đầu vào tường, tự hành hạ bản thân mình... nhằm thỏa mãn tính ích kỷ ở trẻ để mọi người đáp ứng nhu cầu của trẻ hoặc chú ý vào trẻ

2.Trẻ tự kỷ có xu hướng là muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc, gần gũi

tu-ky-wellbeing

       Trẻ rất ghét sự thay đổi, sáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hằng ngày. Một số trẻ rất thất vọng khi thói quen của trẻ bị ai thay đổi. Ví dụ, Trong giờ ngủ trưa ở trường mầm non, trẻ rất thích nằm ngủ với cái gối ôm, hôm nay cô giáo mang gối ôm của trẻ cất đi, trẻ quấy khóc, không ngủ, hoặc tự hành hạ bản thân mình.  Đối với trẻ tự kỷ, sự không quen thuộc đồng nghĩa với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ.

3.Trẻ tự kỷ gặp phải trở ngại trong tiến trình kết nối làm bạn với những trẻ khác.

tu-ky-wellbeing

      Trẻ thường mất nhiều thời gian để hiểu được cảm giác của người khác, thể hiện cảm xúc, tạo gắn bó với các cá nhân hoặc bộc lộ sự quan tâm đến người khác. Ngưỡng cảm xúc của trẻ không có ranh giới rõ ràng giữa chuyện buồn, chuyện vui. Nét mặt của trẻ lúc buồn, lúc vui đều giống nhau. Rất khó để người lớn có thể nắm bắt và hiểu được tâm trạng của trẻ.

     Việc nắm bắt được đặc điểm tâm lý trẻ tự kỷ là một điều vô cùng quan trọng. Bởi hơn ai hết, bố mẹ sẽ là người đồng hành cùng trẻ trong suốt quãng thời gian trẻ tiến hành trị liệu . Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực.

Bài viết có tham khảo thêm từ: Tạp chí Care Chirldren psychological, Tổ chức Rồng xanh ,Tổ chức về trẻ em.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Tự kỷ có thể phục hồi không?

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay