Cơ thể người cao tuổi khác chúng ta như thế nào| Wellbeing
Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều phải trải qua những thay đổi, đặc biệt là về mặt cơ thể. Khi chúng ta sinh ra với cơ thể của một đứa trẻ, các bộ phận của chúng ta chưa hoàn thiện. Khi chúng ta trưởng thành, các bộ phận đã hoàn chỉnh và thực hiện đầy đủ được các chức năng của chúng. Nhưng khi chúng ta già đi, các bộ phận sẽ suy giảm các chức năng của nó. Đó chính là một trong những khác biệt lớn nhất của cơ thể người cao tuổi đối với chúng ta.
1.Khái niệm người cao tuổi
Ở Việt Nam trước kia người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi cao. Hiện nay, khái niệm người cao tuổi dudojc sử dụng thay cho người già vì thực tế nhiều người 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ “người cao tuổi” bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với từ “người già”.Tuy nhiên về khoa học thì người cao tuổi hay người già đều được dùng với ý nghĩa như nhau.
Trong từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2008) có viết: “ Tuổi già – giai đoạn cuối của cuộc đời. Đây là giai đoạn không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất xã hội”. Trong luật người cao tuổi Việt Nam năm 2009, Điều 2 quy định “ Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
2.Đặc điểm cơ thể của người cao tuổi
Khi ở một độ tuổi nhất định, mọi người đều phải trải qua những sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể, những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường sống, bệnh tật và nhiều những yếu tố khác. Ở người cao tuổi họ có những thay đổi được biểu hiện rõ ràng.
2.1.Đặc điểm hệ tim mạch của người cao tuổi
Khi tiến hành giải phẫu quả tim của người cao tuổi, người ta thấy được tim người cao tuổi thường to hơn người trẻ và chiếm một thể tích lớn hơn trong lồng ngực đây là triệu chứng thường thấy của người cao tuổi.
+ Hệ tuần hoàn nuôi tim giảm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cơ tim.
+ Hay có suy tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim.
+ Các động mạch bị xơ hóa, tĩnh mạng giảm trương lực, mao mạch kém hiệu quả.
+ Huyết áp động mạch thường tăng cao theo tuổi
2.2.Đặc điểm hệ hô hấp của người cao tuổi
Đối với người cao tuổi cần chú ý đến hệ hô hấp bởi khi có tuổi cao, hệ hô hấp sẽ kém đi dung tích sống, giảm đi, phổi có xu hướng kém đàn hồi, không khí tối đa giảm rõ ở người già bởi vậy thường gây khó thở.
2.3.Đặc điểm hệ thần kinh của người cao tuổi
Người cao tuổi thường kém minh mẫn, mắt mờ, sa sút trí tuệ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Về mặt sinh lý: giảm thị lực, sinh lực, giảm khứu giác, giảm vị giác và xúc giác.
Sự thay đổi sinh lý làm giảm trọng thượng của não, thay đổi tỉ trọng của chất xám với chất trắng, tổng lượng neuron cũng giảm và số lượng mảng lão hóa cũng tăng lên.
+ Về mặt tâm lý: xuất hiện nhiều cảm xúc lo lắng, buồn chán.
2.4.Đặc điểm hệ tiêu hóa của người cao tuổi
Khi về già, người cao tuổi thường gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hóa:
+ Người già gặp khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn do hậu quả của việc thiết nước uống có fluor đồng thời họ ít khi được chăm sóc răng miệng.
+ Các vấn đề về răng, lợi như sâu răng, viêm lợi, rụng răng,…ảnh hưởng đến chức năng nhai của người già.
+ Ống tiêu hóa của người già bị giảm trọng lượng bị teo đi, suy yếu các cơ thành bụng
+ Giảm hoạt động về lực của hệ tiết dịch tiêu hóa
+ Gan giảm trọng lượng, mô gan có chỗ bị teo, mật độ gan chắc hơn và vỏ liên kết dày lên.
+ Túi mật giảm sự đàn hồi.
+ Giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị dạ dày gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
+ Giảm thụ động đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu hóa và đi ra ngoài cơ thể.
2.5.Đặc điểm xương khớp của người cao tuổi
Ở người cao tuổi, việc giảm khối lượng xương diễn ra dưới dạng mất canxi xương làm xương trở lên giòn và yếu, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
+ Khối lượng xương của từng đơn vị cơ cũng giảm dần theo thời gian.
Trên đây là những nội dung liên quan đến đặc điểm, chức năng cơ thể của người cao tuổi. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thiết thực.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây