Các khóa học đã đăng ký

CHẤT LƯỢNG CUỐC SỐNG CỦA NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG| WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Loãng xương là bệnh khá phổ biến và diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, khó nhận biết sớm và để lại nhiều hậu quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bệnh loãng xương thường khó khăn, tốn kém và hiệu quả đôi khi không rõ ràng, đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của thầy thuốc.
 

CLCL-LX-Wellbeing

1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ là gì?

Khái niệm về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và các yếu tố của nó đã được phát triển từ những năm 1980. Chất lượng cuộc sống bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến những đánh giá khách quan cũng như chủ quan về tình trạng sức khỏe do bệnh tật, chấn thương hay một chế độ điều trị tạo ra. Chất lượng cuộc sống đề cập đến những lĩnh vực của cuộc sống có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là sự đo lường các mối quan hệ kết hợp về thể chất, tinh thần, sự tự hài lòng và mức độ hoạt động độc lập của cá nhân cũng như sự tác động của các mối quan hệ này lên hoàn cảnh sống của người đó.

Chất lượng cuộc sống là một đo lường hết sức quan trọng với các bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính. Những đo lường mang tính chất lý học cung cấp cho các nhà lâm sàng các thông tin về tình trạng bệnh tật nhưng không mang lại thông tin liên quan tới chức năng hay mức độ hạnh phúc thực sự của họ.

2. Chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh Loãng Xương.

Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của con người, nó gây ra nhiều khó khăn và phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và làm cho người bệnh có cảm giác bản thân mình già hơn, yếu hơn, và khi loãng xương gây lên gãy xương hoặc nghiêm trọng hơn là nún xẹp đốt sống thì hậu quả của nó ảnh hưởng rất nhiều.

Ví dụ hai bệnh nhân cùng bị đau lưng như nhau nhưng một người vẫn tiếp tục làm các công việc của họ một cách thoải mái còn người kia thì lại có thể bỏ công việc và có thể bị trầm cảm vì chứng đau lưng cuả mình.Điều này cho thấy đánh giá chất lượng cuộc sống là một thước đo phản ánh bệnh tật ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của bệnh nhân.

Theo tác giả Ngô Văn Quyền qua nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh. Bệnh nhân bị loãng xương cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài. Nhìn chung 76% phụ nữ có loãng xương cho thấy giảm chất lượng cuộc sống, ngược lại ở nhóm chứng chỉ 24% giảm chất lượng cuộc sống. Kết luận của nghiên cứu cho là chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương phải được tìm hiểu và điều tra, mục đích là tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thích hợp để giúp bệnh nhân có chiến lược hiệu quả để chấp nhận và đối phó với bệnh.

Một nghiên cứu khác cho thấy, chất lượng cuộc sống giảm trên bệnh nhân loãng xương không triệu chứng, không có dấu hiệu cảnh báo, mà đã được chẩn đoán từ trước. Đây là yếu tố tích cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặc dù vậy điều trị loãng xương không thể giới hạn tác động của bệnh lên sự nhận thức của bệnh nhân.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm Loãng Xương không những giảm những hậu quả của bệnh mà còn giúp cho bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Tài liệu tham khảo:

1. Ray NF và Melton LJ (1997), "Medical expenditures for the treatment of osteoporotic fractures in the United States in 1995: report from the National Osteoporosis Foundation", J Bone Miner Res. 12(1), tr. tr. 24-35.

2. The burden of brittle bones — costing osteoporosis in Australia (2001), Presented for Osteoporosis Australia by Access Economics Pty Ltd, chủ biên Canberra: Access Economics, ed.

3. Ngô Văn Quyền, Nguyễn Thy Khê: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh , Tập 15 Phụ bản của Số 4, 2011


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay