Các khóa học đã đăng ký

Cảnh báo các mẹo dân gian chữa tiêu chảy sai| Wellbeing

 

Trong dân gian, nhiều mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh được truyền tai nhau và áp dụng vì tính đơn giản và gần gũi. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hiệu quả và an toàn cho trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt khi áp dụng sai cách và lỡ mất thời điểm vàng để điều trị cho con. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này cùng đội ngũ y bác sĩ nhé.

1. Những trường hợp không nên sử dụng mẹo dân gian?

Mẹo dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh thường được truyền tai và áp dụng vì tính phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng phù hợp với tình trạng của trẻ bị tiêu chảy. Dưới đây là những trường hợp phụ huynh không nên áp dụng chữa trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Khi trẻ bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường rất dễ bị mất nước, đây là triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con trẻ dẫn đến suy giảm chức năng các cơ quan. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như: Môi khô nứt nẻ, da trẻ khô lại và kém đàn hồi, lừ đừ và đi tiểu ít lại. 

Trẻ sốt cao đi ngoài nhiều

Sốt cao và nôn mửa là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy. Khi bố mẹ đã cho con uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng sốt không thuyên giảm kèm các dấu hiệu trẻ nôn tiêu chảy thì bố mẹ lập tức đưa con đi thăm khám bác sĩ. Có thể trẻ bị vi khuẩn hoặc virus tấn công mạnh, gây viêm nhiễm toàn bộ hệ tiêu hóa và sốt cao dai dẳng không ngớt.

Trẻ bị tiêu chảy sốt cao không giảm 

Phân trẻ có nhầy bất thường hoặc máu

Khi trẻ bị tiêu chảy xuất hiện phân có chất nhầy hoặc máu thì ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện và không áp dụng bất kỳ mẹo dân gian chữa tại nhà nào. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột hoặc lỵ trực khuẩn do vi khuẩn Shigella gây ra. Tình trạng này đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

2. Các mẹo sai cách khi chữa cho trẻ bị tiêu chảy

Mặc dù các mẹo dân gian chữa tiêu chảy được truyền tai với hy vọng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, nhưng không phải phương pháp nào cũng an toàn và hiệu quả đối với trẻ bị nôn tiêu chảy. Một số phương pháp dân gian chưa có kiểm chứng thường gặp như

Dùng nước lá hoặc thuốc nam không rõ nguồn gốc

Dù được truyền tai như giải pháp "tự nhiên" và "an toàn", thực tế, phương pháp này có thể gây hại nhiều hơn lợi do các nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm các hóa chất độc hại: Các loại lá cây hoặc thuốc nam không được vệ sinh đúng cách sẽ có dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Phản ứng dị ứng: Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, việc dùng nước lá hoặc thuốc không kiểm soát được thành phần có thể dẫn đến dị ứng, phát ban, hoặc khó thở.

  • Kích ứng tiêu hóa: Một số loại lá cây chứa hợp chất có tính độc nhẹ, gây kích thích niêm mạc ruột non nớt của trẻ, khiến tình trạng trẻ bị tiêu chảy trầm trọng hơn.

Dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến trẻ nôn tiêu chảy nặng hơn

Cầm tiêu ngay lập tức khiến ứ đọng độc tố

Một sai lầm phổ biến của phụ huynh khi chữa trẻ bị tiêu chảy là cố gắng cầm tiêu chảy ngay lập tức bằng các biện pháp như thuốc cầm tiêu chảy hoặc mẹo dân gian. Điều này không chỉ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh mà còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ gây ra một số hệ luỵ như:

Ngăn cản quá trình đào thải độc tố của cơ thể: Trẻ bị tiêu chảy là cách cơ thể loại bỏ vi khuẩn, virus, và độc tố ra khỏi đường ruột. Việc cố tình cầm tiêu chảy quá sớm sẽ làm ngừng nhu động ruột, khiến các tác nhân gây bệnh bị ứ đọng và tiếp tục gây tổn thương.

Khi vi khuẩn hoặc virus không được loại bỏ kịp thời, chúng có thể phát triển và lan sang các cơ quan khác, gây nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.

3. Lời khuyên đến từ các chuyên gia cho trẻ bị tiêu chảy

Các mẹo dân gian chữa trẻ bị tiêu chảy thường được truyền tai với hy vọng mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng không phải lúc nào chúng cũng an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biện pháp này có thể làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên nặng hơn và bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh.

Khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của con và phối hợp với bác sĩ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hãy chọn những phương pháp đã được chứng minh khoa học là an toàn, như bù nước và điện giải bằng Oresol, bổ sung men vi sinh theo chỉ dẫn, và duy trì chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ nhỏ.

Ba mẹ khi điều trị trẻ bị tiêu chảy nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ thay vì cho con chữa theo các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng. Đừng chần chừ trong việc đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Sự can thiệp đúng lúc sẽ bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn:

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/tre-tieu-chay-khi-nao-nen-di-kham-vi

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/xu-ly-tre-bi-tieu-chay-cap-the-nao-va-khi-nao-nen-dua-tre-di-vien-gap-vi

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay