Các khóa học đã đăng ký

Cần làm gì khi bị côn trùng đốt?| Wellbeing

Sẽ có những cách xử lý khác nhau tùy mức độ tổn thương khi bị côn trùng đốt. Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.

1. Các triệu chứng
Côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội.

Hầu hết khi chúng ta bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Côn trùng độc đốt thường gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ. Một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng, cảm giác đau nhói, có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa tính mạng cần phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Côn trùng cắn không độc gây ít triệu chứng hơn, nhưng ngứa, khó chịu cường độ cao (da nổi sẩn mề đay). Tại các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn còn có vai trò véctơ truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsial và sốt xuất huyết.

2. Cách điều trị khi bị côn trùng cắn, đốt

Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đốt, thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng. Một số rất ít bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh...

Côn trùng có ngòi đốt, nếu phản ứng nhẹ, nên được lấy ngòi ra khỏi da bằng dao hay kim hoặc nhíp nhổ ra. Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Nếu cần thiết, dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống.

Côn trùng chích với một số người còn có thể bị dị ứng toàn thân như phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Những phản ứng này bắt buộc phải điều trị trong bệnh viện. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.

Nếu bệnh nhân hay dị ứng với côn trùng đốt, nên mang theo một hộp chống dị ứng có chứa adrenaline (epinephrine).
Mục đích điều trị chính của côn trùng cắn là ngăn chặn ngứa. Bôi tại chỗ và uống thuốc kháng histamin, dung dịch calamin hoặc bôi kem gây tê tại chỗ. Nếu nặng hơn có thể dùng steroid tại chỗ và uống. Vết cắn của côn trùng có mang mầm bệnh thì việc điều trị bằng kháng sinh phù hợp là rất cần thiết.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay