Các khóa học đã đăng ký

Cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi an toàn phụ huynh nên biết| Wellbeing

 

Sặc sữa là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ bú quá nhanh hoặc không đúng tư thế. Trong một số trường hợp, sữa có thể trào lên mũi, gây khó thở cho trẻ nhỏ và làm cha mẹ lo lắng. Nếu không được xử lý kịp thời và khoa học tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của em bé. Vậy hãy tìm hiểu cách xử trí sặc sữa và biện pháp phòng ngừa an toàn qua bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân sơ bộ làm trẻ bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá và đường thở chưa phát triển và còn non yếu nên tình trạng sặc sữa là rất thường gặp. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính: 

  • Đối với em bé bú sữa bình nếu lỗ thông trên núm vú cao su quá to, sữa sẽ chảy quá nhanh và mạnh khiến em bé không nuốt kịp và dẫn đến tình trạng trẻ bị sặc sữa.

  • Một số phụ huynh thường cho em bé nằm ngay lập tức sau khi bú, đặc biệt là khi bé đang ngủ. Điều này là rất nguy hiểm, vì sau khi ăn no rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi. 

  • Kỹ năng nuốt chưa phát triển đầy đủ hoặc gặp phải rối loạn chức năng nuốt, dẫn đến việc sữa đi vào khí quản và phổi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa.

  • Ngoài ra trẻ mắc các vấn đề về thần kinh, như giảm trương lực cơ, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, khe hở môi vòm miệng, hoặc suy hô hấp, cũng dễ gặp khó khăn trong việc bú và có nguy cơ bị sặc sữa cao hơn.

 Các nguyên nhân làm trẻ bị sặc sữa

2. Xử trí sặc sữa cho trẻ nhỏ

Chắc hẳn phụ huynh sẽ rất sốt sắng khi con mình bị sặc. Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi thì việc xử lý nhanh chóng và chính xác sẽ giúp bảo vệ được sức khoẻ của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo các bước cần thực hiện sau đây

Giữ bình tĩnh và quan sát trẻ bị sặc sữa

Điều đầu tiên và quan trọng hơn hết là phụ huynh cần giữ bình tĩnh khi em bé bị sặc. Bố mẹ hãy quan sát thật kỹ lưỡng tình trạng của em bé, nếu trẻ ho nhẹ và vẫn có thể thở, phụ huynh không cần quá lo lắng. Sặc là tình trạng tạm thời và  sẽ bình thường nếu em bé ho, nhổ sữa ra. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể thở, thở dốc hoặc ho liên tục mà không thể khôi phục, bố mẹ cần can thiệp ngay lập tức.

Đỡ trẻ ở tư thế phù hợp

Khi trẻ tiếp tục bị sặc, phụ huynh bé có thể thử thực hiện các tư thế sau để xử trí sặc sữa:

  • Tư thế bế úp trên vai: Đặt em bé lên vai, giữ đầu trẻ thẳng và nhẹ nhàng vỗ lưng để giúp sữa thoát ra ngoài. Tư thế này giúp trẻ sơ sinh dễ dàng ho ra sữa.

  • Tư thế nằm nghiêng: Nếu trẻ vẫn chưa ho ra sữa, bố mẹ có thể đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên với đầu thấp hơn cơ thể. Tư thế này giúp sữa thoát ra ngoài và giảm nguy cơ sặc thêm.

Thực hiện kỹ thuật vỗ lưng 

Vỗ lưng khi trẻ bị sặc sữa là một trong những phương pháp hiệu quả để giúp trẻ khôi phục hô hấp bình thường. Đặt trẻ vào tư thế bế úp hoặc nằm nghiêng, sau đó vỗ nhẹ nhàng vào lưng của trẻ. Các đợt vỗ lưng cần thực hiện đều đặn và nhẹ nhàng, tránh vỗ quá mạnh làm tổn thương cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh.

Sử dụng kỹ thuật ép ngực nếu cần thiết

Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa quá nặng và không thể thở hoặc ho ra sữa sau khi vỗ lưng, kỹ thuật ép ngực có thể là một giải pháp cho tình huống này. Đặt trẻ nằm ngửa. Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ ấn nhẹ vào vùng ngực, vùng xương ức của trẻ theo nhịp đều đặn. 

Việc thực hiện ép ngực này giúp đẩy dị vật( sữa) ra khỏi đường thở, giúp em bé hô hấp lại bình thường. Tuy nhiên, kỹ thuật xử trí sặc sữa này yêu cầu sự chính xác và nên được thực hiện một cách cẩn thận và khoa học.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh

Trong trường hợp sữa trào vào mũi trẻ, phụ huynh xử trí trẻ bị sặc sữa bằng cách sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút sữa ra khỏi khoang mũi. Dụng cụ hút mũi giúp làm sạch sữa, dịch, đờm một cách nhanh chóng, giúp trẻ dễ thở hơn. Bố mẹ có thể sử dụng các ống hút mũi mềm, hoặc miếng bông sạch để làm sạch nhẹ nhàng khu vực mũi miệng cho bé.

 Hút mũi khi trẻ bị sặc sữa

Đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời

Nếu tình trạng trẻ bị sặc sữa trở nên nghiêm trong và có dấu hiệu tím tái, khó thở kéo dài, hoặc ho liên tục mà không thể thở lại bình thường, phụ huynh cần đưa em bé tới bệnh viện gấp. Càng để lâu, tình trạng thiếu oxy có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Việc can thiệp y tế kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho con trẻ.

3. Các biện pháp phòng ngừa trẻ bị sặc sữa

Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị sặc sữa và gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Điều chỉnh tư thế bú của em bé sao cho đầu của bé luôn cao hơn thân, tạo điều kiện cho sữa đi xuống dạ dày mà không trào lên mũi. Lý tưởng nhất là khi cho trẻ bú, mẹ nên giữ bé ở tư thế nằm nghiêng hoặc nửa nằm nửa ngồi. Điều này sẽ giúp hạn chế việc sữa bị trào ngược lên mũi hoặc thực quản.

  • Không nên ép trẻ bú quá no hoặc cho trẻ ti một lượng sữa lớn trong một lần. Việc bú quá no sẽ khiến dạ dày của trẻ bị quá tải, dễ dẫn đến tình trạng sữa trào ngược lên mũi hoặc bị sặc.

  • Chia nhiều cữ bú trong một ngày cũng sẽ giúp giảm được tình trạng trẻ bị sặc sữa. Đồng thời việc này cũng giúp dạ dày trẻ được hoạt động ổn định và không bị quá tải, khiến trẻ bú được nhiều sữa hơn.

Chia nhiều cữ bú trong ngày cho trẻ nhỏ

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng rất dễ bắt gặp nếu được xử lý đúng cách và khoa học thì cơ sặc của em bé sẽ được kiểm soát và mau chóng qua đi. Khi trẻ gặp phải tình trạng sặc sữa bố mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của em bé.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-yeu-de-gay-sac-sua-o-tre-so-sinh-vi#:~:text=Tr%E1%BA%BB%20s%C6%A1%20sinh%20b%E1%BB%8B%20s%E1%BA%B7c,l%C3%A0m%20tr%E1%BA%BB%20nu%E1%BB%91t%20kh%C3%B4ng%20k%E1%BB%8Bp

https://tamanhhospital.vn/sac-sua-o-tre-so-sinh/

https://bvndtp.org.vn/xu-tri-tre-sac-sua/

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay