Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị tiêu chảy| Wellbeing
Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị nôn và tiêu chảy nhất, do đây là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng gây nên suy nhược cơ thể. Vậy nên phụ huynh khi chăm sóc con cái cần chú ý và nhận các dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của trẻ.
1. Các triệu chứng mà ba mẹ lưu tâm khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, con trẻ phải đối mặt với rất nhiều phản ứng xấu, tác động trực tiếp đến sự phát triển của con. Trong đó những triệu chứng điển hình phải kể đến đó chính là
Trẻ bị sốt và tiêu chảy dài ngày
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao kèm theo trẻ nôn tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đó là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng lại với tình trạng nhiễm trùng, với các loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
Lúc này cơ thể của trẻ sẽ có thêm các phản ứng sốt do các tác nhân gây viêm nhiễm. Nếu trẻ bị sốt và tiêu chảy kéo dài không ngớt. Ba mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khoa học.
Phân trẻ lỏng có mùi tanh và xuất hiện máu
Phân lỏng có mùi tanh hoặc lẫn máu ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ bị tiêu chảy. Các bệnh như viêm ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ruột, kèm theo các triệu chứng như trẻ nôn tiêu chảy sốt cao và đau bụng.
Đặc biệt, lỵ trực khuẩn là một dạng tiêu chảy nặng với biểu hiện đau quặn bụng, trẻ sốt cao đi ngoài nhiều. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan thông qua nguồn thực phẩm hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Nôn mửa liên tục không ngớt
Nôn mửa liên tục ở trẻ bị tiêu chảy là tình trạng siêu nguy hiểm, đặc biệt khi trẻ không thể giữ lại thức ăn hoặc nước uống. Đây là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng, và nếu không xử lý kịp thời trẻ có nguy cơ mất nước và chất điện giải rất nhanh.
2. Những sai lầm cần tránh khi chăm trẻ bị tiêu chảy
Khi ba mẹ thấy trẻ bị tiêu chảy thường áp dụng nhiều phương pháp mong con ngớt đi ngoài hoặc nôn ói. Tuy nhiên khi cho trẻ dùng bất cứ thực phẩm hay biện pháp nào ba mẹ cũng nên kiểm tra với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn y tế. Vậy nên ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây để không mắc phải các sai lầm khi đối mặt với trẻ nôn tiêu chảy.
Dùng thuốc cầm tiêu bừa bãi không đúng cách.
Đây là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều phụ huynh mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là sử dụng thuốc cầm tiêu chảy không đúng cách. Mặc dù loại thuốc này có thể làm giảm tần suất đi ngoài rất nhanh, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Trẻ nôn tiêu chảy là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm đào thải vi khuẩn, virus, hoặc các chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa của con. Thế nên khi ba mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc sẽ khiến độc tố bị giữ lại trong cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc máu hoặc viêm ruột.
Không nên cho trẻ bị tiêu chảy sử dụng thuốc bừa bãi
Ngừng hoàn toàn chế độ ăn của trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều ba mẹ thường tạm dừng chế độ ăn uống để giảm tình trạng đi ngoài. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khiến trẻ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng cực kỳ lớn.
Trong giai đoạn trẻ sốt cao đi ngoài nhiều trẻ rất cần được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để duy trì các hoạt động cơ bản và phục hồi. Nếu trẻ từ chối ăn hoặc có biểu hiện nôn mửa nhiều, ba mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa yếu ớt của con.
3. Biện pháp ngừa trẻ bị tiêu chảy ba mẹ nên áp dụng
Để con trẻ luôn khoẻ mạnh thì phòng bệnh luôn là yếu tố được yêu tiên hàng đầu. Để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy ba mẹ có thể thực hiện một vài phương pháp được gợi ý sau đây
Sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ rảng sẽ tránh được các nguy cơ khiến trẻ nôn tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm
Thường xuyên vệ sinh và diệt khuẩn đồ chơi của con, dụng cụ ăn uống cũng nên được rửa sạch bằng nước nóng và bảo quản ở nơi khô ráo
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và sạch sẽ đặc biệt là khu vực bếp, nơi ăn uống và không gian trẻ chơi đùa sẽ giảm các tác nhân gây bệnh cho con
Hướng dẫn cho trẻ tự bảo vệ bản thân bằng cách trẻ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc tiếp xúc với đồ chơi.
Hướng dẫn cho trẻ luôn giữ vệ sinh để phòng ngừa bệnh tật
Khi trẻ bị tiêu chảy việc ba mẹ nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng bệnh để kịp thời chữa trị cho con là vô cùng cần thiết. Bởi điều này sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh và giúp các y bác sĩ can thiệp hiệu quả hơn trong quá trình chữa trị bệnh cho bé.
Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/tre-tieu-chay-khi-nao-nen-di-kham-vi
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/xu-ly-tre-bi-tieu-chay-cap-the-nao-va-khi-nao-nen-dua-tre-di-vien-gap-vi