Cách chữa trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần cho bố mẹ| Wellbeing
Tiêu chảy ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, việc nhận biết đúng nguyên nhân và có phương pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Wellbeing tìm hiểu phương án xử lý hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy nhé.
1. Phân loại tiêu chảy và các dấu hiệu thường gặp ở trẻ
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng phân mềm, lỏng và có thể có dạng nước. Trẻ sẽ đi đại tiện tần suất nhiều hơn bình thường, với số lần phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi của trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài nhiều gấp đôi số lần bình thường, hoặc trẻ lớn hơn đi đại tiện nhiều hơn 3 lần mỗi ngày với phân lỏng, có nước, đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là một tình trạng thường gặp và thường tự hết sau 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày thì đây là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe đường ruột ở trẻ em. Có hai loại tiêu chảy chính:
Tiêu chảy cấp tính: Loại này kéo dài 1 hoặc 2 ngày và có thể do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc virus.
Tiêu chảy mãn tính: Đây là loại tiêu chảy kéo dài nhiều tuần và có thể do các vấn đề sức khỏe lâu dài như hội chứng ruột kích thích, các bệnh về đường ruột như bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh celiac, hoặc nhiễm Giardia.
Trẻ đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy
2. Cách điều trị bé đi ngoài nhiều lần trong ngày
Việc điều trị tiêu chảy ở trẻ em cần được thực hiện cẩn thận, dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi, và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là các biện pháp chi tiết mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này an toàn và hiệu quả:
Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy
Mất nước là nguy cơ lớn và cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là các trẻ sốt cao đi ngoài nhiều. Cơ thể trẻ mất nước nhanh chóng khi trẻ nôn tiêu chảy. Vì vậy việc bù nước kịp thời là điều mà các bậc phụ huynh ưu tiên hàng đầu.
Dung dịch Oresol: Đây là phương pháp bù nước và điện giải hiệu quả nhất đối với các trẻ bị sốt và tiêu chảy. Phụ huynh nên pha liều lượng theo trên hướng dẫn của bao bì và cho con uống từng ngụm nhỏ để tránh gây nôn.
Tuyệt đối không cho trẻ uống nước trái cây và soda: Những loại đồ uống này chứa nhiều đường sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột, khiến tình trạng trẻ bị tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với em bé dưới 12 tháng tuổi, ba mẹ không nên cho trẻ uống dùng nước lọc. Và với trẻ lớn hơn, chỉ nên uống lượng nước lọc vừa phải để tránh làm loãng các chất điện giải trong cơ thể.
Và phụ huynh phải đặc biệt quan sát các triệu chứng như môi khô, da nhăn nheo, mắt trũng sâu, hoặc trẻ sốt cao đi ngoài nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được bù nước ngay lập tức, và trong trường hợp nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí chuẩn y khoa.
Cho trẻ uống nước và chất điện giải khi trẻ nôn tiêu chảy
Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Trong một số trường hợp trẻ bị sốt và tiêu chảy bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị:
Kháng sinh: Kháng sinh thường được kê đơn khi nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy là do vi khuẩn như Salmonella, Shigella hoặc Campylobacter. Việc bố mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và gây tiêu chảy nặng hơn.
Men vi sinh: Các loại men vi sinh sẽ giúp cải thiện cân bằng vi khuẩn đường ruột, giảm triệu chứng nôn tiêu chảy và tăng cường khả năng hồi phục của niêm mạc ruột.
Smecta (Diosmectite): Thuốc này giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc ruột, đồng thời hấp phụ các tác nhân gây tiêu chảy như vi khuẩn, độc tố. Smecta thường được sử dụng trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ đến trung bình.
Truyền dịch nếu trẻ bị tiêu chảy nặng
Khi trẻ sốt cao đi ngoài nhiều kèm theo nôn dẫn đến bị mất nước nghiêm trọng và không thể bù nước qua đường uống do nôn mửa liên tục hoặc tiêu chảy quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch. Truyền dịch tĩnh mạch giúp khôi phục lượng nước và điện giải bị mất, đồng thời cải thiện nhanh chóng tình trạng suy kiệt của trẻ bị tiêu chảy.
3. Các phương pháp phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy ba mẹ nên biết
Để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus.
Đặc biệt phụ huynh có thể cho con tiêm phòng Rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do virus. Ngoài ra, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng là cách bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Để con trẻ luôn khỏe mạnh việc phòng ngừa hiệu quả là chìa khóa giúp trẻ không mắc phải tiêu chảy. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc và đồng hành cùng con, bố mẹ nên nhận biết và áp dụng các phương pháp điều trị trẻ bị tiêu chảy đúng cách dưới sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia y tế.
Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
Nguồn
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/phong-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-nho-vi
https://www.vinmec.com/vie/benh/tieu-chay-3002
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-tre-em-vi