Các khóa học đã đăng ký

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI DỊCH TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA ? | Wellbeing

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh lưu hành quanh năm, mạnh nhất vào khoảng tháng 4-5 và tháng 9-10. Với mức độ lây lan nhanh chóng, tay chân miệng nếu không được phòng ngăn ngừa sẽ bùng phát thành dịch và khó dập tắt được. Do đó, bố mẹ hãy chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ thông qua các cách sau:

◾️ Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước.

◾️ Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,...) với nước (và xà phòng nếu có thể), sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại một lần nữa;

◾️ Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác cũng là một cách để phòng bệnh tay chân miệng;

◾️ Khi đã mắc bệnh, tạm thời không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người cho tới khi các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã lui hẳn;

◾️ Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

◾️ Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng;

◾️ Xử lý khăn giấy và tã lót đã sử dụng bằng việc thải bỏ rác đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường chung;

◾️ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.

Trên đây là những lưu ý để phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ. Cảm ơn các bạn đã chung tay cùng Wellbeing vì một Việt Nam an toàn.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay