Các khóa học đã đăng ký

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH - BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ NÓ? | WELLBEING.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease) hiện vẫn là một vấn đề y tế cộng đồng. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, trong năm 2005, có khoảng 5 triệu người chết vì các bệnh có liên quan đến COPD, chiếm 5% tổng số ca tử vong toàn cầu COPD gây nên.

COPD-Wellbeing

COPD là một bệnh mạn tính của đường hô hấp dưới được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phụ hoàn toàn do quá trình viêm mạn tính dẫn đến tình trạng rối loạn thông khí phế nang. Bệnh tiến triển mạn tính xen kẽ những đợt cấp tính gây suy hô hấp ở các mức độ khác nhau . Bệnh nhân suy hô hấp do đợt cấp COPD có tỉ lệ tử vong từ 1/5-1/3 mặc dù đã được thông khí nhân tạo. 

1. Lịch sử về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ở Tây Âu, Badham (1808) và Lanennec (1827) đã bắt đầu mô tả các triệu chứng của viêm phế quản và giãn phế nang biểu hiện bởi các triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài và khó thở

Năm 1964 thuật ngữ COPD lần đầu tiên được Mỹ sử dụng, trong khi đó Châu Âu lại sử dụng danh từ Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.

Từ  năm 1992, WHO - Tổ chức Y tế Thế giới đã nhất trí dùng thuật ngữ COPD trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật.

Năm 1995, Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) đã đưa ra định nghĩa: COPD là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn lưu lượng thở. Sự tắc nghẽn này có tính tiến triển và không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, thường phối hợp tăng phản ứng đường thở do VPQMT hoặc KPT gây ra.

Năm 1997, WHO và NHLBI đề ra chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống bệnh phổi nghẽn mạn tính viết tắt (GOLD). Năm 2001, GOLD đã đưa ra bản hướng dẫn đầu tiên về chẩn đoán, điều trị và dự phòng COPD và được cập nhật hàng năm.

2. Định nghĩa về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

  • Theo hiệp hội lồng ngực Mỹ (ATS-1995)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn hoặc khí phế thũng có tắc nghẽn lưu lượng không khí trong đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xả ra từ từ, nặng dần lên, có thể không hồi phục hoặc  hồi phục một phần rất nhỏ mà thôi.

  • Theo Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính GOLD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự cản trở luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn.

3. Một số đặc điểm dịch tễ học.

Theo thống kê mới của WHO năm 2007 có tới 210 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới. Năm 1990 tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ tương ứng trong 1000 dân là: 9,33 ở nam và 7,33 ở nữ . Tỷ lệ gây tử vong do COPD năm 1990 đứng thứ 6, hiện nay đứng thứ 4 và dự kiến đến năm 2020 đứng thứ 3 trong 10 bệnh chính gây tử vong trên toàn thế giới. Hàng năm có khoảng 3 triệu người chết do COPD.

Tại Mỹ theo nghiên cứu quốc gia về tỷ lệ COPD bằng bộ câu hỏi, khám lâm sàng và đo chức năng thông khí, cho kết quả 23,6 triệu người mắc bệnh trong đó có 2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của bệnh COPD vào khoảng 10% dân số, trong đó có tới 50% bệnh nhân bị bỏ sót không được chẩn đoán [3].

Tại Việt Nam theo Ngô Quý Châu (2008), chi phí điều trị một đợt cấp cho mỗi bệnh nhân trong bệnh viện là: 7,3 ± 4,6 triệu đồng. Tỷ lệ mắc COPD ở Việt Nam: 4,2%, từ đó ước tính số bệnh nhân mắc COPD ở nước ta khoảng 1.680.000 bệnh nhân. Như vậy kinh phí cho điều trị tại bệnh viện của các bệnh nhân: 12.264 tỷ đồng nếu mỗi bệnh nhân phải nhập viện một lần/năm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang nổi lên làm một trong những nguy gây tử vong hàng đầu đối với sức khoẻ người dân. Việc phòng bệnh và trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống khó thở sẽ rất hữu ích cho người bệnh. Hãy trang bị cho mình và người thân những kỹ năng Sơ cấp cứu ban đầu để có thể nhanh chóng xử lý những tình huống khẩn cấp, giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Tài liệu tham khảo:

1. GOLD (2011), "Global strategy for diagnosis management and prevention of COPD", Executive summary.

2. Nguyễn Thị Dụ (1999), "Một số biện pháp điều trị đợt  cấp  COPD", Chuyên đề vai trò của thuốc kháng Cholinergic trong điều trị COPD, Khoa, bộ môn HSCC A9, tr. 1-6.

3. Thomas L (2006), "The history of COP. International jounal of COPD",  1, tr. 3 – 14.

4.GOLD (2009), "Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease".

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay