Bật mí cách chống trẻ bị sặc sữa khi bú| Wellbeing
Cùng đội ngũ chuyên gia tìm hiểu cách phòng ngừa và xử lý tình trạng trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bé yêu. Thông qua nội dung được chia sẻ dưới bài viết này phụ huynh sẽ nắm được những lưu ý đồng thời nắm rõ các phương pháp xử lý và chăm sóc con yêu một cách an toàn và khoa học nhất.
1. Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị sặc sữa
Sặc sữa là tình trạng dễ dàng bắt gặp ở các em bé sơ sinh khi ti sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng sặc có thể xuất hiện ngay lập tức và rất dễ nhận biết. Việc nhận diện sớm sẽ giúp phụ huynh có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của em bé.
Có các cơn ho, sặc kéo dài, mặt tím tái
Một trong những triệu chứng đầu tiên và rõ rệt khi trẻ bị sặc sữa là ho sặc sụa. Trẻ có thể ho mạnh, khó thở và cố gắng đẩy sữa, dịch đờm ra khỏi đường hô hấp.
Trong một số trường hợp nặng hơn mặt của trẻ có thể chuyển sang màu tím tái, đặc biệt là môi và đầu ngón tay vì thiếu oxy do đường thở bị tắc nghẽn. Lúc này phụ huynh nên can thiệp và xử lý ngay lập tức tránh các hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ của em bé.
Sữa trào ra từ miệng và mũi của em bé
Khi trẻ bị sặc sữa, thường xuất hiện các hiện tượng như sữa trào ra từ miệng và mũi của em bé. Điều này xảy ra khi sữa không được trẻ nuốt kịp thời và trào ngược ra mũi, đường thở. Làm bé khó chịu và dễ gặp nguy hiểm nếu sữa gây tắc nghẽn trong hệ hô hấp nếu không được làm sạch, dễ tích tụ vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và các bệnh lý khác.
Sữa trào ra từ miệng, mũi khi trẻ bị sặc sữa
Trẻ ngừng thở hoặc khó thở
Tình huống nghiêm trọng và tệ nhất khi trẻ bị sặc sữa là lúc sữa trào vào đường thở gây nên tắc nghẽn, khiến trẻ có thể ngừng thở hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng khi thở. Nếu em bé không thể lấy hơi hoặc không thở được, bố mẹ cần lập tức thực hiện các biện pháp xử lý đúng đắn và đưa bé đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức.
2. Khi trẻ sơ sinh sặc cần xử trí như nào
Khi có các hiện tượng trẻ bị sặc sữa, phụ huynh cần ngừng cho trẻ ti ngay lập tức. Đỡ bé thẳng dậy và vỗ lưng nhẹ nhàng cho em bé cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng ngớt cơn sặc.
Khi cơn sặc của em kéo dài bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để đưa sữa và dịch ra khỏi mũi của em, sau đó lấy khăn mềm vệ sinh vùng xung quanh mũi và miệng của bé. Cách xử trí sặc sữa này sẽ giúp đường thở của em bé thông thoáng hơn từ đó cơn sặc sẽ mau chóng qua đi.
3. Bốn cách siêu đơn giản phòng ngừa sặc sữa ở trẻ
Để bảo vệ sức khoẻ của trẻ sơ sinh việc phòng ngừa và xử trí sặc sữa là rất quan trọng. Phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để tránh tình trạng sặc khi cho em bé bú
Cho em bé bú đúng tư thế
Tư thế bú là yếu tố đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi cho em bé ti sữa. Khi cho trẻ bú bố mẹ nên giữ đầu trẻ cao hơn thân để sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày và không bị trào ngược lên mũi và miệng. Mẹ có thể vòng tay theo tư thế hình nôi để giúp em bé ti sữa dễ dàng hơn
Nếu cho em bé ti bình thì mẹ cũng nên giữ bình sữa ở góc nghiêng vừa phải tránh cho việc sữa chảy quá nhanh khiến em bé không ti kịp.
Bế theo tư thế hình nôi tránh trẻ bị sặc sữa
Không ép trẻ bú khi đang khóc hoặc ho
Khi bú lúc đang khóc hoặc ho rất dễ khiến cho trẻ bị sặc sữa. Phụ huynh nên chú ý và đợi em bé bình tĩnh mới tiếp tục cữ uống sữa của em. Nếu em bé đang khó chịu hãy dừng cho em ti một lúc để em thư giãn và cho em ti khi em bé đã sẵn sàng.
Điều chỉnh tốc độ chảy của sữa
Nếu sữa chảy quá nhanh em bé sẽ không uống kịp và dễ khiến trẻ bị sặc sữa. Phụ huynh nên điều chỉnh tốc độ chảy bằng cách thay đổi núm vú của bình sữa, bố mẹ có thể thay loại núm có lỗ nhỏ để dễ dàng kiểm soát lượng sữa chảy ra. Đối với mẹ cho em ti sữa trực tiếp có thể áp dụng phương pháp nghỉ giữa các lần ti để em bé nuốt dễ dàng, giảm thiểu nguy cơ bị sặc.
Tạo môi trường yên tĩnh khi cho trẻ ti
Khi cho em bé ti trong môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ khiến em dễ dàng bị phân tâm dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa, ở giai đoạn từ ba tháng tuổi trở đi thính giác của em bé khá phát triển, nhạy cảm và tò mò với nhiều thứ xung quanh. Vậy nên phụ huynh cần cho em ti trong môi trường yên tĩnh, không có nhiều tiếng ồn để em bé tập trung vào cử ti sữa hơn, giảm nguy cơ bị sặc.
Cho trẻ bú trong môi trường yên tĩnh tránh trẻ bị sặc
Việc nắm rõ cách phòng ngừa và xử trí sặc sữa là vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ bị sặc sữa không chỉ gây nên tình trạng khó chịu và còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của em bé. Vậy nên phụ huynh cần bổ sung kiến thức khi chăm sóc cho trẻ và đừng ngần ngại tham vấn các ý kiến của bác sĩ để quá trình nuôi dưỡng con trở nên khoa học hơn nhé.
Nguồn:
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/nuoi-con-bang-sua-me/cach-cho-con-bu-sua-me/
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/huong-dan-xu-tri-sac-sua-cho-tre-so-sinh-vi