Các khóa học đã đăng ký

BẠN ĐÃ TỪNG BỊ SỐC CHƯA? (P2) | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

wellbeing-soc

Sốc không phải là một bệnh nhưng có thể là hậu quả của những tổn thương khác nạn nhân gặp phải. Việc chẩn đoán và sơ cấp cứu sốc kịp thời có thể nâng cao khả năng sống sót và phục hồi của nạn nhân.

Chẩn đoán sốc (tiếp)

Kiểm tra hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh để phát hiện các vế thương hoặc tổn thương  đến các nội tạng và cơ quan bên trong, như:

  • Gãy xương

  • Vỡ nội tạng

  • Rách cơ hoặc gân

  • Tăng trưởng bất thường

Các kiểm tra này có thể bao gồm:

  • Siêu âm

  • Chụp X-quang

  • Chụp CT

  • Chụp cộng hưởng từ

Kiểm tra máu

Nhân viên y tế có thể sử dụng kiểm tra máu để tìm kiếm các dấu hiệu của:

  • Mất máu nghiêm trọng

  • Nhiễm trùng máu

  • Thuốc hoặc dùng thuốc quá liều

Bị sốc thì làm thế nào?

Khi bị sốc, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, thở khó khăn, và có thể bị ngừng tim. Khi đó, hãy chú ý:

  • Nếu bạn nghi ngờ mình bị shock, gọi trợ giúp y tế ngay lập tức

  • Nếu bạn nghi ngờ người bên cạnh đang bị sốc, gọi 115 và thực hiện các động tác sơ cấp cứu trong khi chờ các trợ giúp y tế chuyên nghiệp đến.

Để sơ cứu cho nạn nhân bị sốc, hãy ghi nhớ và thực hiện các hoạt động sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc DRSCAB

  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem họ có thở và mạch có đập không.

  • Nếu không, ngay lập tức thực hiện CPR.

Kỹ thuật CPR cho người trưởng thành có thể xem tại đây.

Nếu nạn nhân còn thở:

  • Để nạn nhân nằm xuống.

  • Nâng chân nạn nhân cao hơn mặt sàn ít nhất 30 cm. Tư thế này được gọi là tư thế chống sốc, giúp máu trực tiếp đi đến các cơ quan quan trọng. Nếu như nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương chân, không thực hiện động tác này.

wellbeing-soc

  • Sơ cứu các vết thương chảy máu nghiêm trọng và các tổn thương khác.

  • Nới lỏng quần áo cho nạn nhân nếu quá chật

  • Đắp chăn hoặc dùng quần áo đắp thêm cho nạn nhân để giữ ấm.

  • Theo dõi nhịp thở và nhịp tim của nạn nhân thường xuyên để phát hiện ra các thay đổi tình trạng kịp thời.

Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương đầu, cổ hoặc lưng, hạn chế di chuyển chúng.

Thực hiện sơ cấp cứu với những vết thương có thể nhìn thấy được. Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị dị ứng, hãy hỏi xem họ có bút tiêm epinephrine tự động không. Ở Việt Nam không có thiết bị này, nhưng có thể nạn nhân vẫn có nếu như nạn nhân hay bị dị ứng.

Nếu nạn nhân bị nôn, hãy để đầu nạn nhân nghiêng về một bên. Hành động này giúp nạn nhân không bị nghẹn hoặc hóc ngược lại. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cổ hoặc lưng, hạn chế xoay đầu họ. Thay vào đó, cố định cổ và nghiêng cả người nạn nhân sang một bên để nạn nhân nôn ra.

Khả năng hồi phục hoàn toàn

Nạn nhân hoàn toàn có thể hồi phục hoàn toàn sau khi bị sốc. Nhưng nếu không được xử lý đúng cách, sốc có thể dẫn đến các tổn thương nội tạng vĩnh viễn, tàn tật, thậm chí tử vong. Điều cần thiết là gọi cấp cứu 115 nếu bạn nghi ngờ bản thân bạn hoặc người bên cạnh bạn bị sốc.

wellbeing-so-cuu

Khả năng hồi phục và triển vọng dài hạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nguyên nhân sốc

  • Thời gian bị sốc

  • Diện tích và mức độ tổn thương nội tạng

  • Sự điều trị và chăm sóc nạn nhân nhận được

  • Tuổi và tiền sử bệnh

Phòng ngừa sốc

Một số hình thức và nguyên nhân của sốc có thể phòng ngừa được. Thực hiện những điều này để có một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Ví dụ như:

  • Nếu như bạn hay bị dị ứng, hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây dị ứng. Mang thuốc dị ứng (theo lời khuyên của bác sĩ – nếu có) và sử dụng ngay khi có dấu hiệu.

  • Để giảm thiểu nguy cơ mất máu do bị thương, đeo băng bảo vệ khi chơi thể thao, đi xe đạp hay khi sử dụng các thiết bị nguy hiểm. Thắt dây an toàn khi di chuyển bằng các phương tiện xe cơ giới.

  • Để giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương tim, hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thường xuyên, không hút thuốc và hạn chế hút thuốc tự động.

  • Uống nhiều nước

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm: 

Bạn đã từng bị sốc chưa? (P1)

Đừng hoảng loạn khi thấy nạn nhân ngất!


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay