BẠN ĐÃ TỪNG BỊ SỐC CHƯA? (P1) | WELLBEING
Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
“Sốc” là một thuật ngữ thường được gắn liền với sự thay đổi đột ngột và đặc biệt về mặt cảm xúc, khi một người gặp phải một biến cố hoặc sự việc bất ngờ nào đó. Tuy nhiên, sốc cảm xúc không phải là dạng “sốc” duy nhất.
Sốc là gì ?
Sốc ở đây đề cập đến cả 2 dạng sốc tâm lý hoặc sốc sinh lý. Sốc tâm lý được gây ra bởi một sự kiện nào đó và còn được gọi là rối loạn căng thẳng cấp tính. Loại sốc này tạo nên các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và cũng có thể gây ra các phản ứng về mặt thể chất.
Trong bài viết này tập trung vào các nguyên nhân gây ra sốc sinh lý.
Bạn sẽ bị sốc khi hệ tuần hoàn không đưa đủ máu đi các cơ quan để giữ cho các cơ quan nội tạng, mô và cơ quan khác hoạt động bình thường. Nguyên nhân có thể là bởi nạn nhân bị thương hoặc các điều kiện khác làm ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đi khắp cơ thể. Sốc có thể dẫn đến suy đa tạng cũng như các biến chứng đe dọa tính mạng khác.
Phân loại sốc
Sốc có nhiều loại. Có thể chia sốc ra làm 4 loại, dựa trên nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Có 4 loại chính là:
Sốc tắc nghẽn – obstructive shock: Sốc tắc nghẽn xảy ra khi có tắc nghẽn trong hệ thống tim mạch, chẳng hạn như tắc mạch phổi, giữ cho máu không chảy đến các mô và cơ quan của cơ thể.
Sốc tim – cardiogenic shock : Loại sốc này xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu. Các nguyên nhân gây sốc tim bao gồm đau tim, suy tim, mất máu nghiêm trọng hoặc chấn thương ở ngực làm tổn thương tim.
Sốc phân bố – distributive shock: Trong sốc phân bố, chất lỏng có thể tích tụ giữa các tế bào của các cơ quan, khiến máu khó đến được các mô. Các nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phân bố bao gồm sốc phản vệ, đó là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và nhiễm trùng máu. Ngộ độc hoặc độc tính từ thuốc cũng có thể gây ra loại sốc này.
Sốc giảm thể tích – hypovolemic shock: loại sốc này xảy ra khi nạn nhân bị giảm thể tích máu trong cơ thể, và nó có thể xảy ra nếu một người bị chảy máu nhiều hoặc bị mất nước nghiêm trọng. Loại sốc này thường là do mất máu nghiêm trọng sau chấn thương.
Tất cả các dạng này đều gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn có các dấu hiệu sốc, hãy gọi trợ giúp y tế ngay.
Dấu hiệu và triệu chứng
Khi bạn hoặc người thân của bạn bị sốc, nạn nhân có thể có một hay nhiều những triệu chứng sau đây, hãy cẩn thận khi:
Nhịp đập nhanh, yếu hoặc không có mạch
Nhịp tim bất thường
Thở nhanh và nông
Chóng mặt
Da lạnh, sạm
Giãn đồng tử
Mắt mờ
Đau ngực
Buồn nôn
Bối rối, lo âu
Khát nước và khô miệng
Hạ đường huyết
Bất tỉnh
Nguyên nhân gây ra sốc
Bất cứ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến dòng chảy của máu trong cơ thể cũng có thể gây ra sốc. Một số nguyên nhân gây ra sốc có thể là:
Dị ứng
Mất máu nghiêm trọng
Suy tim
Nhiễm trùng máu
Mất nước
Trúng độc
Bỏng
Chẩn đoán sốc
Những người phát hiện nạn nhân đầu tiên hoặc các nhân viên y tế có thể nhận ra nạn nhân bị sốc qua các triệu chứng bên ngoài. Ngoài ra, có thể xem xét các dấu hiệu như huyết áp thấp, mạch yếu hoặc tim đập nhanh.
Một khi nạn nhân đã được chẩn đoán là bị sốc, ưu tiên đầu tiên khi sơ cấp cứu chính là sử dụng các biện pháp để khiến hệ tuần hoàn hoạt động nhanh nhất có thể. Điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách như cho nạn nhân uống nước, thuốc, các sản phẩm máu và chăm sóc hỗ trợ. Tình trạng của nạn nhân sẽ thể được chữa trị đúng khi chưa tìm ra nguyên nhân.
Một khi nạn nhân đã ổn định, các bác sĩ và nhân viên y tế có thể chẩn đoán nguyên nhân của sốc. Để có thể làm được điều đó, các bác sĩ có thể yêu cầu thêm các hoạt động kiểm tra cần thiết như kiểm tra hình ảnh hoặc xét nghiệm máu.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây
Xem thêm:
Những điều có thể bạn chưa biết về hô hấp và tuần hoàn
Đánh giá tình trạng nạn nhân trong sơ cấp cứu – nhanh chóng và chính xác